EU cấm LNG và các dự án khí hóa lỏng để tự gây khủng hoảng?

GD&TĐ - Châu Âu dự định sẽ áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào việc nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Nga và sẽ gây ra cuộc khủng hoảng cho chính người dân của họ.

Châu Âu có thể trừng phạt Nga bằng cách cấm nhập khẩu khí hóa lỏng LNG.
Châu Âu có thể trừng phạt Nga bằng cách cấm nhập khẩu khí hóa lỏng LNG.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov vừa có phản ứng trước lời đe dọa trừng phạt ngành năng lượng khí hóa lỏng Nga từ các nước châu Âu.

Hôm 27/4, ông Peskov nói với giới báo chí rằng, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Ông Peskov nhấn mạnh rằng bất kỳ hạn chế nào đối với khí đốt siêu lạnh của Nga cùng với nỗ lực “ép” nước này ra khỏi thị trường năng lượng sẽ chỉ dẫn đến giá khí đốt cao hơn đối với người tiêu dùng EU.

Ông nói: “Việc chuyển sang nguồn cung cấp đắt tiền hơn chủ yếu có lợi cho Mỹ và một số quốc gia khác, đồng thời cho biết thêm rằng khách hàng sử dụng cuối, đặc biệt là ngành công nghiệp EU, sẽ phải trả giá đắt."

Người phát ngôn Điện Kremlin chỉ trích các lệnh trừng phạt là “cạnh tranh không công bằng và bất hợp pháp”, đồng thời cam kết rằng Nga “sẽ tìm cách vượt qua những trở ngại bất hợp pháp này”.

Đầu tuần này, ý định bổ sung các hạn chế đối với LNG của Nga vào gói trừng phạt tiếp theo của khối đã được Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom lên tiếng.

Truyền thông phương Tây cũng trích dẫn các nguồn ngoại giao giấu tên cho biết gói trừng phạt thứ 14 của EU liên quan đến Ukraine sẽ đề xuất hạn chế đối với LNG của Nga - vốn cho đến nay vẫn chưa bị bất kỳ lệnh cấm nào nhắm tới. Các biện pháp mới dự kiến sẽ bao gồm lệnh cấm vận chuyển trong khối và ảnh hưởng tới 3 dự án sản xuất LNG của Nga.

Năm ngoái, Brussels đã thông qua các biện pháp cho phép các quốc gia thành viên riêng lẻ chặn nguồn cung cấp khí đốt từ Nga trên cơ sở tự nguyện, mặc dù phần lớn trong nguồn cung cấp khí đốt đang tiếp tục bị ràng buộc bởi các hợp đồng dài hạn.

Các nước thành viên EU vẫn phụ thuộc vào Nga về nguồn cung cấp khí đốt. Nhập khẩu từ Nga chiếm khoảng 40% nhu cầu của EU trước khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Trong bài báo mới đây, Reuters nhận thấy sự gia tăng đáng chú ý trong xuất khẩu LNG đã đẩy thị phần khí đốt của Nga trong nguồn cung của EU lên tới gần 15%. Nga được cho là đã gửi hơn 15,6 triệu tấn LNG đến các cảng EU vào năm ngoái, đánh dấu mức tăng nhẹ so với năm 2022 và tăng 37,7% so với năm trước.

Đầu tháng này, Mỹ cũng đã thể hiện động thái triệt tiêu ngành năng lượng khí đốt và khí hóa lỏng của Nga.

Quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ, Geoffrey Pyatt, đã công bố rằng Mỹ đang quyết tâm ngăn chặn việc phát triển trong lĩnh vực năng lượng của Nga, bao gồm cả các dự án về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Bắc Cực.

Ông Pyatt đã nêu rõ rằng Mỹ đang chú trọng đặc biệt vào việc ngăn chặn dự án LNG 2 ở Bắc Cực, tại khu vực Yamal, phía bắc của Nga, một dự án do công ty năng lượng tư nhân Novatek điều hành.

"Chúng tôi đang hướng tới việc đảm bảo sự thất bại của dự án LNG 2 ở Bắc Cực.

Chúng tôi cũng đang tập trung vào việc ngăn chặn Nga khỏi việc phát triển các dự án mới nhằm chuyển hướng nguồn cung khí đốt, mà trước đây, Nga đã cung cấp cho châu Âu" - quan chức ngoại giao Mỹ tuyên bố.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.