Đứt gãy 1.300 km ở California có thể phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà

Nghiên cứu mới chỉ ra siêu động đất dọc theo khe nứt San Andreas ở Mỹ có thể gây hậu quả nặng nề hơn so với dự đoán trước đây.
Đứt gãy 1.300 km ở California có thể phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà

Động đất mạnh 8,3 độ richter dọc theo chiều dài 1.300 km của khe nứt San Andreas có thể sẽ phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà ở bang California, Mỹ, theo phân tích mới của các nhà nghiên cứu ở công ty bất động sản CoreLogic, Science Alert hôm qua đưa tin. Chi phí tái xây dựng sau động đất ước tính lên tới 289 tỷ USD.

Trong trường hợp động đất ở mức 8,2 độ richter, 2,5 triệu ngôi nhà sẽ bị hư hỏng, kéo theo chi phí 183 tỷ USD. Động đất cường độ 8 độ richter sẽ ảnh hưởng tới 2 triệu ngôi nhà với tổng chi phí 145 tỷ USD.

Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình dự đoán mang tên Uniform California Earthquake Rupture Forecast, Version 3 (UCERF3) của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS). Theo mô hình này, toàn bộ khe nứt San Andreas có thể đứt gãy cùng lúc, tạo nên một trận động đất lớn.

Đoạn đứt gãy dài 153 km nối liền đầu phía nam và bắc của khe nứt, nằm giữa hai thị trấn San Juan Bautista và Parkfield, sẽ tiếp tục dịch chuyển và giải phóng năng lượng, theo Ken Hudnut, nhà tư vấn rủi ro của USGS.

Mô hình UCERF3 chỉ ra hoạt động địa chấn ở đoạn đứt gãy 153 km sẽ kích hoạt động đất mạnh ở một trong hai đầu phía nam hoặc bắc của khe San Andreas và lan rộng sang đầu kia.

Theo VnExpress
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.