Dùng tế bào chết để… chống ung thư?

GD&TĐ - Tế bào chết trong cơ thể tưởng như không có ích gì, nhưng chúng có thể cung cấp thêm một phương pháp mới để chống lại căn bệnh ung thư, theo một nghiên cứu mới trên động vật cho thấy.

Tế bào chết và tế bào bảo vệ được mô phỏng trong nghiên cứu.
Tế bào chết và tế bào bảo vệ được mô phỏng trong nghiên cứu.

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêm tế bào chết vào khối u ở chuột kích thích các tế bào miễn dịch của nó tấn công tế bào ung thư. Phương pháp này giống như việc cho máu tươi xuống nước khiến lũ cá mập phát điên.

Những phát hiện này có thể mở ra phương pháp trong việc đánh lừa hệ thống miễn dịch, qua đó định hướng chúng tiêu diệt ung thư trong cơ thể, các nhà nghiên cứu cho biết. Tuy nhiên, các phát hiện vẫn còn mang tính gợi mở và các nhà khoa học cần nhiều nghiên cứu hơn để xem xét phương pháp như vậy có thể mang lại lợi ích cho con người hay không.

Bệnh nhân ung thư thường được điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị, nhưng chúng có thể có những tác dụng phụ ngoài mong muốn như tiêu diệt nhầm các tế bào khỏe mạnh cùng với tế bào ung thư. Vì vậy, các nhà nghiên cứu từ lâu đã tìm cách để thúc đẩy các tế bào ung thư tự hủy hoặc để hệ thống miễn dịch của bệnh nhân chủ động tấn công chúng.

Tế bào của con người thông thường có nhiều kỹ thuật khác nhau để tự hủy như một phản ứng trong các hoàn cảnh cụ thể đặc biệt.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học tập trung vào một kiểu chết đã được lập trình trước của tế bào có tên gọi là Necroptosis (hoại tử theo lập trình), trong đó các tế bào sẽ bị thủng với đầy những lỗ nhỏ, thúc đẩy chúng giải phóng chất gây viêm để gọi các tế bào miễn dịch đến tiêu diệt các tế bào bị hư hại.

“Con đường Necroptosis vạch ra có thể giúp dẫn dắt các phản ứng miễn dịch tới các tế bào bị nhiễm virus”, tác giả cấp cao của nghiên cứu, Andrew Oberst, nhà miễn dịch học đến từ Đại học Washington, Seattle (Mỹ) trao đổi với LiveScience.

Tác giả chính của nghiên cứu, Annelise Snyder, một nhà miễn dịch học từ Đại học Washington, cùng với Oberst và các đồng nghiệp của họ nói rằng đầu tiên những tế bào chuột được biến đổi gen trải qua quá trình necroptosis sau khi được cung cấp một loại chất vô hại.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiêm trực tiếp các tế bào biến đổi gen này vào khối u ung thư ở chuột.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những tế bào chết thúc đẩy các tế bào miễn dịch tấn công các tế bào ung thư không chỉ ở các khối u, mà trên khắp cơ thể của con chuột. Do việc tiêm tế bào biến đổi gen có thể không đủ thiết thực để áp dụng vào các phương pháp điều trị ở người, các nhà nghiên cứu cũng đã phát triển một cách khác để kích hoạt Necroptosis.

Cụ thể, họ đã đặt một gen chứa loại enzyme kích hoạt necroptosis vào virus và sau đó sử dụng virus đó để lây nhiễm nó vào các tế bào ung thư. Điều này cũng giúp hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.

“Việc tiêm tế bào chết chỉ là một bằng chứng về khái niệm, một cách đơn giản để kiểm tra phản ứng miễn dịch đối với các tế bào trải qua quá trình necroptosis”, Oberst nói. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thử nghiệm trên chuột với các loại khối u gần giống với các căn bệnh ung thư gặp ở người, Oberst nói.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cư dân Liberia nô nức theo chân ông già Bayka. Ảnh: Npr.org

Tưng bừng quỷ vũ với Giáng sinh Liberia

GD&TĐ - Cộng hòa Liberia được thành lập vào năm 1822, với mục đích làm nơi định cư cho các nô lệ người da đen mới được giải phóng ở Mỹ hồi hương châu lục.

Kiev cạn kiệt tên lửa ATACMS

Kiev cạn kiệt tên lửa ATACMS

GD&TĐ - Ukraine hiện không còn nhiều tên lửa đạn đạo ATACMS để có thể thực hiện những cuộc tấn công lãnh thổ Nga.

Người Đức coi giáng sinh năm mới là ngày quan trọng nhất trong năm. Ảnh: Việt Hưng.

Bức thư từ Werdau

GD&TĐ - Tự nhiên sau khi lần đầu xa nhà và xa quê hương con muốn viết thư cho cả nhà mình. Không phải là con buồn hay tủi thân gì đâu!