Đứng hình trước muôn kiểu kiểm tra trinh tiết của phụ nữ thời xưa

Từ ngàn đời xưa, người xưa đã có những phương pháp kỳ bí để kiểm tra trinh tiết của người phụ nữ. Dù không có cơ sở khoa học nào để khẳng định chắc chắc những điều này nhưng ít nhiều nó cũng trở thành những phương pháp độc quyền của thế giới cổ đại.

Đứng hình trước muôn kiểu kiểm tra trinh tiết của phụ nữ thời xưa

Dùng người đỡ đẻ

Thực chất các bà đỡ thời xưa cũng giống như các bác sĩ phụ khoa ngày nay, họ sẽ tận mắt và dùng tay để kiểm tra vùng kín của phụ nữ . Bằng mắt thường, các bà đỡ sẽ phát hiện ra người phụ nữ đó còn trinh hay không, tuy nhiên, phương pháp này cũng không hẳn đúng hoàn toàn vì rất nhiều phụ nữ thiệt thòi sinh ra đã không có cái màng quý giá đó.

Sách xưa của Trung Quốc truyền lại rằng, Hoàng hậu của Hán Hoàn Đế là Lương Oánh đã từng bị kiểm tra thân thể trước khi được phong sắc. Sở dĩ có điều này, bởi đế vương khi lập hậu vô cùng coi trọng việc trinh tiết, điều này không chỉ khiến ngai vàng của Hoàng đế tránh phải “ sao quả tạ” mà còn khẳng định hậu bối của người chắc chắn mang dòng máu lac hồng.

trinh-tiet-blogtamsu (5)

Đế vương đã phái Ngô Câu đi kiểm tra Lương Oánh, từ ngoại hình, thân thể, tướng mạo và hình dáng. Cuốn “Kiến sinh văn” từng ghi lại Hoàng hậu Lương Oánh có nét mặt “tựa như ánh bình minh trong tuyết, tươi đẹp đến mức khiến người ta khó lòng nhìn thẳng. Con mắt trong veo, hàng mi cong dày, bờ môi đỏ tươi, răng trắng, vành tai thon gọn, sống mũi cao, hai má hài hòa”.

Sau đó, Ngô Câu cởi y phục của Lương Oánh, thấy thân thể nàng tỏa ra mùi hoa cả dìu dịu, da dẻ thanh thuần, bầu ngực mới phát triển, vùng kín hồng hào, màng trinh còn nguyên vẹn.

Phương pháp dùng bà đỡ được coi là một trong những phương pháp đầu tiên trong lịch sử cổ đại về kiểm tra trinh tiết của phụ nữ.

Vết máu hồng

Nhiều gia đình ngày xưa không thể tìm đến các bà đỡ để kiểm tra trinh tiết của vợ nên các chàng trai buộc lòng phải đợi đến đêm tân hôn để khẳng định vợ mình còn trinh trắng hay không.

Không chỉ riêng với xã hội phong kiến Trung Quốc mà một số nước châu Á cũng coi trọng chuyện trinh tiết trong quan hệ nam nữ. Sau đêm động phòng thấy vết máu hồng trên khăn trắng, gia đình nhà trai sẽ báo hỷ về nhà gái, nếu không có cũng đồng nghĩa cô gái đó không còn trinh khi lấy chồng. Một số vùng miền còn nhẫn tâm trả cô gái đó “về nơi sản xuất” để cha mẹ dạy dỗ.

trinh-tiet-blogtamsu (2)

Với hủ tục khắc nghiệt như vậy, nhiều gia đình đành phải chịu điều tiếng nếu con gái của họ không may không có vết hồng trong đêm tân hôn.

Tuy nhiên, vết máu hồng đêm đầu tiên không phải là dấu hiệu duy nhất để khẳng định người con gái đó chưa bao giờ quan hệ tình dục. Nhiều phụ nữ không chảy máu trong lần đầu tiên cũng như không có màng trinh thì việc căn cứ vào vết máu có thể khiến cuộc đời nhiều người trở nên bế tắc.

Hơn nữa, không chỉ ngày nay, mà ngày xưa nhiều người cũng đã biết sử dụng màng trinh giả, hay đổi trắng thay đen tấm vải trắng để bảo vệ danh tiết. Khi đó, để “chỉnh hình” cho màng trinh, tân nương sẽ dùng một khối tiết gà cuốn trong khăn trắng, sau đó dùng chiếc khăn có máu gà này để đổi trắng thay đen. Một cách khác để ngụy trang hoàn hảo hơn là dùng miếng tiết gà đựng vào bong bóng cá, sau đó cẩn thận đặt vào âm đạo để tạo màng trinh giả.

Kiểm tra trinh tiết qua tướng mạo

Người Trung Quốc thời xưa thường dựa vào tướng mạo để phân biệt người con gái còn trinh tiết hay không. Theo đó, cổ nhân sẽ nhìn vào đuôi mắt, nếu đuôi mắt có màu hồng hoặc đỏ thì cô gái đó vừa mất đi trinh tiết, còn nếu đuôi mắt có màu đen chứng tỏ phụ nữ này đã quan hệ tình dục từ rất lâu. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với những cô gái trẻ tuổi.

trinh-tiet-blogtamsu (3)

Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm của tướng mạo, cổ nhân cũng đưa ra một số kết luận về trinh tiết và tính cách, phẩm hạnh của cô gái này. Một số cuốn sách của Trung Quốc đã ghi lại rất rõ điều này, cuốn Ma y tương pháp hoàn thư” đưa ra quan điểm: “ánh mắt như nước, nam nữ đa dâm”; “tóc mai nặng dày, mắt lé đích thị là đa dâm”.

Trong khi đó, cuốn “Cổ kim đồ thư tập hành” thì cho rằng: “Tinh thần thẳng thắn nhưng không quyến rũ, biết cười giấu răng, vai nhô cao như rùa, đích thị là xử nữ. Ngược lại, cử chỉ không ngay thẳng, phong thái quyến rũ ắt là kẻ phong trần.”

trinh-tiet-blogtamsu (6)

Cùng với đó, quan điểm: “Nữ nhân khi ngồi mà hay rung đầu gối, miệng rộng buông xuống thì không nên lấy.” lại được khẳng định trong cuốn “thụ đàm nguyệt khuyết phụ nhân”. Một số tài liệu khác thì cho rằng: đàn bà, con gái mà “đứng nghiêng người dựa cửa, thấy người đến thì đảo mắt, xoa má cũng cắn ngón tay, vô cớ chỉnh quần áo, lúc ngồi hay rung đùi…ắt là đã từng tư thông.”

Có người còn cho rằng: xử nữ có lông mi cong, ngực căng tròn, mềm mại. Người không còn trong trắng thì lông mi cụp xuống, ngực thường mềm rũ.

Thủ cung sa

Phương pháp sử dụng thủ cung sa là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất dưới thời phong kiến ở Trung Quốc. Đây cũng là cách duy nhất để đế vương có thể quán lý được hậu cung hơn 3000 mỹ nữ của mình.

Sách xưa truyền lại, Thủ cung sa được làm từ thạch sùng cái. Những con thạch sùng này sẽ được cho ăn chu sa, lâu ngày thân thể sẽ biến thành màu đỏ. Sau đó dùng thạch sùng phơi khô, xay nhuyễn, tạo thành một loại bột phấn.

trinh-tiet-blogtamsu (1)

Phấn này sẽ được phát cho các cung tần mỹ nữ sử dụng để “nghiệm thân”. Nếu người con gái trong quá trình sử dụng phấn này có quan hệ nam nữ, thủ cung sa sẽ lập tức phai màu.

Ngoài ra, xã hội phong kiến Trung Quốc cũng lưu truyền một loại thuốc có công dụng tương tự như thủ cung sa. Thành phần của nó gồm có “mật đà tăng”, “càn son”, “chu sa”. Sau khi xay nhuyễn còn pha thêm máu dơi rồi điểm lên người phi tần. Nếu ai có hành vi tư thông, dấu vết này sẽ lập tức phai đi. Loại thuốc này từng được “Tần Thủy Hoàng dùng để giám sát hành vi thường ngày của các phi tần.”

Thử máu

Ngoài các phương pháp đó, Trung Hoa cổ đại còn thử máu để giám định trinh tiết của phụ nữ. Theo đó, một câu chuyện đã được tương truyền trong dân gian. Một người con gái ban đầu bị nghi oan tư thông với hàng xóm. Gia đình nhà trai trước khi cưới muốn kiểm tra trinh tiết của con dâu tương lai nên đã chuốc rượu say, chích máu ngón tay và nhỏ vào nước. Kỳ lạ là giọt máu này không tan mà ngưng lại như hòn ngọc.

trinh-tiet-blogtamsu (1)

Theo quan niệm của những người dùng phương pháp thử máu: nếu nhỏ máu của cô gái còn trinh trắng vào trong nước, thì máu không hề bị hòa tan mà sẽ ngưng tụ lại. Tuy nhiên, phương pháp này chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định chắc chắn vì máu nhỏ vào nước chắc chắn sẽ bị tan.

“Gió hắt hơi”

Gió hắt hơi còn được gọi là phương pháp “Phún đế phong”, cách kiểm tra trinh tiết từ luồn gió trong âm đạo của phụ nữ khi hắt hơi. Để sử dụng cách này, người con gái sẽ phải đứng trước một chậu than và không được mặc đồ lót. Người kiểm tra sẽ dùng hạt tiêu hay đốt giấy xông vào mũi khiến cô hắt hơi.

trinh-tiet-blogtamsu (4)

Nếu lúc hắt hơi có luồng gió mạnh thổi vào chậu than thì người phụ nữ đó đã mất trinh, còn nếu chỉ là gió yếu ớt thì đây đích thị là xử nữ.

Theo Một thế giới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ