Dùng đồ thị vượt qua các bài tập về thấu kính

GD&TĐ - Giáo viên Lê Hải Anh – Truờng THPT Dương Đình Nghệ - chia sẻ kinh nghiệm dùng phương pháp đồ thị để xác định các tình chất của ảnh tạo bởi thấu kính mỏng và giải bài tập liên quan đến sự dịch chuyển của ảnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giáo viên Lê Hải Anh cho biết, trong quá trình giảng dạy phần thấu kính (Vật lí 11) tại Trường THPT Dương Đình Nghệ, nhiều học sinh cảm thấy lúng túng khi giải bài tập.

Nguyên nhân là do không nhớ các tính chất của ảnh qua thấu kính, vì khi đặt vật trước thấu kính ở những vị trí khác nhau thì tính chất ảnh cũng khác nhau.

Hơn thế, ở đây có hai loại thấu kính nên học sinh muốn làm tốt bài tập phải nhớ tính chất ảnh qua từng loại, học sinh cảm thấy bị rối, nhất là khi làm những bài tập cần sự suy luận như bài tập xác định chiều dịch chuyển của ảnh khi vật dịch chuyển.

Đây là dạng bài tập cần sự nhuần nhuyễn về kiến thức và đòi hỏi khả năng lập luận tư duy tốt, sự sáng tạo trong quá trình giải quyết vấn đề.

Dùng phương pháp đồ thị rất hiệu quả để nhớ tính chất của ảnh tạo bởi đơn thấu kính. Trên đồ thị còn cho biết mối quan hệ giữa chiều dịch chuyển của ảnh và vật nên học sinh không phải tưởng tượng mà nhìn vào đó dễ dàng nhận xét, giảm bớt tính toán phức tạp.

Trong quá trình dạy bài Thấu kính mỏng, giáo viên Lê Hải Anh cho học sinh vẽ ảnh của vật đặt tại những vị trí khác nhau trước thấu kính.

Sau đó, nhận xét tính chất của ảnh trong từng trường hợp. Sử dụng công thức thấu kính, hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị, nhìn vào đồ thị, học sinh có thể nhận xét tất cả các tính chất, vị trí của ảnh tạo bởi thấu kính, từ đó có những suy luận chính xác đưa ra lời giải đúng, nhanh gọn.

Cụ thể như sau: Vẽ hai đồ thị ứng với mỗi loại thấu kính, đó là đồ thị về mối quan hệ giữa d và d’, và đồ thị sự phụ thuộc của k vào d.

Nhận xét đồ thị:

0< d < f cho d’ < 0 và k > 1 suy ra tính chất ảnh là ảo,cùng chiều, lớn hơn vật.

d = f cho ảnh ở vô cực.

f < d < 2f cho d’> 2f; k < -1 suy ra tính chất ảnh là thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

d = 2f cho d’ = 2f, k = -1 suy ra ảnh thật cao bằng vật, ngược chiều vật

d > 2f cho f < d’ < 2f ; -1 < k < 0 suy ra ảnh thật, ngược chiều nhỏ hơn vật.

Trường hợp khác:

Ngoài ra, khi nhìn vào đồ thị ta còn biết được chiều dịch chuyển của vật và ảnh.

Với cách làm này, giáo viên Lê Hải Anh cho rằng: Đối với những học sinh trung bình hoặc kém hơn một chút, chỉ cần nhớ đồ thị rồi dựa vào đó nhận xét các tính chất ảnh. 

Với học sinh khác, sau khi được hướng dẫn, các em đã tự khảo sát và vẽ được đồ thị, hiểu một cách sâu sắc, căn bản và toàn diện về các trường hợp tạo ảnh qua thấu kính.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ