Dừng bắn pháo hoa

GD&TĐ - Tại cuộc họp khẩn về phòng chống dịch trưa 26/4, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong chỉ đạo “dứt khoát dừng bắn pháo hoa”.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Trước đó, TP Hồ Chí Minh dự kiến 21 giờ ngày 30/4 sẽ tổ chức 4 điểm bắn pháo hoa. Hai điểm bắn pháo hoa tầm cao là khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức), tòa nhà Landmark 81 (quận Bình Thạnh); 2 điểm bắn tầm thấp là công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11) và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.

Cũng trong ngày hôm qua, chính quyền Hà Nội công bố không bắn pháo hoa trong dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, thay vào đó sẽ tập trung vào các hoạt động trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan…

Một số tỉnh dự định bắn pháo hoa trong dịp lễ sắp tới như Khánh Hòa, Quảng Trị, Long An… chưa thay đổi kế hoạch của mình.

Dừng bắn pháo hoa là quyết định thực sự khó khăn của chính quyền địa phương bởi mấy lẽ.

Một mặt, đây là hoạt động ý nghĩa, làm phong phú thêm đời sống văn háa tinh thần của người dân. Chính quyền địa phương chắc chắn rất muốn tổ chức bắn pháo hoa để người dân có bầu không khí vui tươi, phấn khởi.

Hơn nữa, ở một số nơi, pháo hoa dự định bắn trong dịp lễ sắp tới thực chất “tồn lại” từ dịp Tết Nguyên đán, nếu không sử dụng sẽ hết hạn và phải hủy bỏ. Kinh phí bắn pháo hoa từ nguồn vốn xã hội hóa cũng không hề ít, lên tới vài ba tỷ đồng.

Nhưng mặt khác, nếu bắn pháo hoa, các địa phương sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro dịch bệnh. Bởi với hoạt động này không thể bảo đảm 2 chữ K “khoảng cách” và “không tập trung” mà Bộ Y tế khuyến cáo trong nguyên tắc 5K.

Chữ K đầu tiên – “khẩu trang” – cũng chưa chắc đã được người dân tuân thủ nghiêm túc. Bằng chứng là dịp Phú Thọ bắn pháo hoa trong Lễ Giổ Tổ Hùng Vương vừa qua, có rất nhiều người chen lấn trong đám đông khổng lồ mà không hề mang khẩu trang.

Nhìn sang Ấn Độ, tâm dịch Covid-19 của thế giới hiện nay, ngoài chuyện các biến thể của nCoV dễ lây lan, nguyên nhân chính là bởi hầu hết mọi người trong những đám đông khổng lồ tham dự các lễ hội hay sự kiện vận động chính trị ở Ấn Độ đều không đeo khẩu trang hay tuân thủ giãn cách xã hội.

Theo thông tin từ giới chức Ấn Độ hôm 14/4, đã có hơn 1.000 người mắc Covid-19 chỉ trong 48 giờ tại thành phố Haridwar, bang Uttaranchal sau lễ hội Kumbh Mela.

“Tôi cũng muốn không khí rộn ràng nhưng những hoạt động này phức tạp, tập trung rất đông người, lỡ xảy ra chuyện gì ân hận không kịp”, người đứng đầu TP  Hồ Chí Minh chia sẻ về quyết định dừng bắn pháo hoa của mình.

Đây là một lựa chọn đúng đắn, bởi không có gì quý hơn sức khỏe và sự an toàn của người dân ở thời điểm này.

Dịch có thể bùng phát theo cấp số nhân chỉ trong một phút chúng ta chủ quan, lơ là và chúng ta sẽ không có bất cứ cơ hội nào để sửa chữa sai lầm, mà thảm cảnh kinh hoàng ở Ấn Độ những ngày qua là minh chứng rõ nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.

Inter Miami được cho là chuẩn bị gia hạn hợp đồng với Messi.

Inter Miami chuẩn bị chốt tương lai Messi

GD&TĐ - Theo nhiều nguồn tin, Messi và Inter Miami đã hoàn tất các điều khoản gia hạn, với thời hạn ít nhất một năm kèm tùy chọn kéo dài thêm một mùa.