Đức phản đối Kiev đề xuất tước bỏ quyền phủ quyết của Moscow

GD&TĐ - Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói Berlin không ủng hộ đề xuất của Kiev trong việc tước bỏ quyền phủ quyết của Nga.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock.

Ngoại trưởng Annalena Baerbock cho biết Đức không đồng ý với các đề xuất của Ukraine nhằm cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ, trong đó bao gồm việc tước bỏ quyền phủ quyết của Nga.

Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ tại New York hôm 20/9, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky kêu gọi tạo ra một cơ chế cho phép tránh quyền phủ quyết của Nga tại Hội đồng Bảo an LHQ.

Cùng ngày, bà Baerbock nói với kênh truyền hình ARD của Đức rằng "chúng tôi không ủng hộ điều này và tôi đã nói rõ điều đó với các đối tác Ukraine của mình nhiều lần".

Nhà ngoại giao này lưu ý rằng mặc dù Berlin thông cảm với người dân Ukraine nhưng "không phải là chúng tôi ủng hộ mọi thứ từ chính phủ Ukraine".

Trong bài phát biểu hôm 20/9, ông Zelensky cáo buộc Nga vi phạm luật pháp quốc tế. Ông kêu gọi cải cách để cho phép 193 thành viên của Đại hội đồng đình chỉ hoặc tước bỏ quyền phủ quyết của 1 trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.

Thảo luận về triển vọng hòa bình ở đất nước mình, ông Zelensky khẳng định điều đó chỉ có thể đạt được nếu Moscow rút hoàn toàn quân khỏi lãnh thổ dựa trên biên giới năm 1991 của Ukraine.

Cũng phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cáo buộc phương Tây không giải quyết được “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc xung đột Ukraine.

Ông nói thêm rằng những người ủng hộ Kiev dường như thiếu bất kỳ “lý lẽ nào để có một cuộc đối thoại trung thực” với Moscow.

Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh Kiev đã ngăn cản các cuộc đàm phán hòa bình.

Tháng 10 năm ngoái, ông Zelensky ký sắc lệnh cấm đàm phán với người đồng cấp Nga, ông Vladimir Putin.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đào tạo nguồn nhân lực chiến lược làm chủ công nghệ, làm chủ AI là vấn đề cấp thiết trong thời đại mới.

Chọn ngành trong thời đại AI

GD&TĐ - Chọn ngành không chỉ dựa vào “ngành hot” hay “điểm chuẩn”, mà phải nhìn xa hơn về xu thế nhân lực 5-10 năm tới..

Ảnh minh họa INT.

Tăng tốc đầu tư dạy 2 buổi/ngày ở THCS

GD&TĐ - Đến nay, nhờ các địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tuyển giáo viên theo định mức, số trường THCS đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày chiếm tỷ lệ khả quan, khoảng 60%.

Học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP Thủ Đức, TPHCM). Ảnh minh họa: INT

Dạy học 2 buổi/ngày sao cho hiệu quả?

GD&TĐ - Khẳng định lợi ích của dạy học 2 buổi/ngày với nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng nhận diện khó khăn, thách thức...