Azerbaijan ‘mở chiến dịch chống khủng bố’ ở Nagorno-Karabakh

GD&TĐ - Baku đã tuyên bố thực hiện chiến dịch “chống khủng bố” đối với sự hiện diện quân sự được cho là của Yerevan ở Nagorno-Karabakh.

Khói bốc lên sau khi pháo kích ở ngoại ô Stepanakert, thủ phủ của vùng ly khai Nagorno-Karabakh. (Ảnh: Sputnik)
Khói bốc lên sau khi pháo kích ở ngoại ô Stepanakert, thủ phủ của vùng ly khai Nagorno-Karabakh. (Ảnh: Sputnik)

Ngày 19/9, Bộ Ngoại giao Armenia cáo buộc Azerbaijan tiến hành “một cuộc xâm lược quy mô lớn khác nhằm vào người dân Nagorno-Karabakh”.

Động thái này diễn ra sau khi Baku công bố “các biện pháp chống khủng bố” địa phương trong khu vực tranh chấp.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Armenia lưu ý rằng sự leo thang trong năm 2020 trên toàn khu vực cũng bắt đầu vào tháng 9.

Armenia lên án đối thủ của mình về những diễn biến gần đây nhất và “tội ác hàng loạt” mà nước này cho rằng Azerbaijan đã phạm phải trong cuộc xung đột ba năm trước.

Bộ trên cũng cáo buộc Azerbaijan theo đuổi “thanh lọc sắc tộc” đối với người Armenia sống ở Nagorno-Karabakh.

Trước đó cùng ngày, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố phát động một chiến dịch chống lại những gì họ cho là tài sản quân sự của Armenia được triển khai ở Nagorno-Karabakh.

Trong khi đó, phía Armenia phủ nhận việc triển khai bất kỳ đơn vị nào trong khu vực.

Baku cam kết sẽ chỉ tấn công các mục tiêu quân sự và tuyên bố rằng họ đang tìm cách “ngăn chặn các hành động khiêu khích quy mô lớn” của phía Armenia.

Các quan chức ở Nagorno-Karabakh kêu gọi Azerbaijan thực hiện lệnh ngừng bắn và bắt đầu đàm phán.

Nga tuyên bố quân đội của họ đang liên lạc với Armenia và Azerbaijan.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả sự leo thang đột ngột trong khu vực là đáng lo ngại, đồng thời lưu ý ưu tiên trước mắt là thuyết phục Baku và Yerevan kiềm chế sử dụng vũ lực.

Ông nói thêm rằng có một cơ hội thực sự để đạt được một giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.

Ông Peskov cũng nhấn mạnh lực lượng Azerbaijan có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho dân thường ở Nagorno-Karabakh.

Nagorno-Karabakh tách khỏi Baku vào những ngày cuối cùng của Liên Xô. Người dân tộc Armenia trong khu vực tham gia một cuộc chiến tranh toàn diện để giành độc lập vào những năm 1990 và có quan hệ chặt chẽ với Yerevan.

Xung đột năm 2020 là cuộc đụng độ lớn thứ 2 ở Nagorno-Karabakh. Nó kết thúc với việc Azerbaijan giành được quyền kiểm soát một phần đáng kể các vùng lãnh thổ bị mất trước đó. Lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian, chấm dứt xung đột, mở đường cho việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga tới khu vực tranh chấp.

Baku tuyên bố họ hiện đang tìm cách thực thi các điều khoản của thỏa thuận 3 bên với Yerevan và Moscow về sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Các chỉ huy lực lượng Nga đóng quân trong khu vực đã được thông báo về ý định của họ.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.