Đức ngăn chặn lệnh trừng phạt đầu tiên đối với LNG

GD&TĐ - Các nước EU đã gần đạt được thỏa thuận trừng phạt khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga, nhưng cuộc đàm phán đã đổ vỡ vào phút cuối.

Đức ngăn chặn lệnh trừng phạt đầu tiên đối với LNG

Sáu nhà ngoại giao EU cho biết, các nước thuộc Liên minh châu Âu đã không đồng ý về biện pháp trừng phạt mới đối với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Nga.

Đặc biệt hơn nữa, Đức đã hủy bỏ thỏa thuận này trước thềm hội nghị hòa bình quốc tế về Ukraine sắp diễn ra. Sự kiện trên mang tính lịch sử khi quốc gia lãnh đạo EU lên tiếng phản đối một cách dứt khoát.

Bản chất của gói trừng phạt mới là cấm các nước tái xuất khẩu LNG của Nga từ các cảng của EU nhằm ngăn chặn việc cấp nhiên liệu cho các trạm LNG ở Bắc Cực và Baltic của Liên bang Nga.

Quyền phủ quyết được đưa ra do sự chia rẽ trong liên minh trung tả 3 đảng, với một bên là Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz, hai đảng còn lại là Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do đồng ý với lệnh cấm vận LNG.

"Họ từng nói rằng chúng ta nên đổ lỗi cho Hungary vì đã ngăn chặn các lệnh trừng phạt, nhưng giờ Đức lại bắt đầu làm điều này", một nhà ngoại giao giấu tên nói với tờ Politico.

Châu Âu chưa thể cấm vận khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga.

Châu Âu chưa thể cấm vận khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga.

Bỉ - quốc gia hiện đang chủ trì các cuộc đàm phán giữa các nước EU, đã buộc phải chia nhỏ cuộc thảo luận về gói trừng phạt thành hai phiên họp riêng biệt do Đức phản đối lệnh hạn chế mới.

Berlin lo ngại việc mở rộng cấm vận dẫn tới nhiều công ty EU phải phá sản do thiếu khí đốt từ Nga.

Sự phủ quyết của Đức diễn ra khi các nhà lãnh đạo G7 tổ chức cuộc đàm phán cấp cao tại Ý, có sự tham gia của các quan chức hàng đầu EU. Họ dự kiến ​​sẽ đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về thương mại với Trung Quốc, đồng thời chỉ trích Bắc Kinh cung cấp thiết bị lưỡng dụng để giúp đỡ Nga.

Biện pháp trừng phạt thuộc gói thứ 14 về cơ bản được các nước thành viên EU ủng hộ, nhưng cho đến nay điều này vẫn chưa xảy ra, đặc biệt khi đã có những thay đổi căn bản về cơ cấu.

Một nhà ngoại giao hàng đầu giấu tên cho biết, Ủy ban châu Âu đang đàm phán với Thủ tướng Đức để thuyết phục Berlin dỡ bỏ quyền phủ quyết.

Top 10 siêu tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất trên thế giới.

Theo Politico

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.