Ra mắt ChatGPT dành cho đại học

GD&TĐ - OpenAI thông báo sẽ cho ra mắt phiên bản ChatGPT mới dành cho các trường đại học, gọi là ChatGPT Edu.

ChatGPT Edu là nền tảng dành riêng cho các trường đại học.
ChatGPT Edu là nền tảng dành riêng cho các trường đại học.

Mục đích giúp họ triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có trách nhiệm cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và các hoạt động trong khuôn viên trường.

Điều đặc biệt ở ChatGPT Edu là quá trình hình thành. Ban đầu, OpenAI cung cấp dịch vụ ChatGPT Enterprise cho Đại học Texas tại Austin, Đại học bang Arizona, Đại học Columbia tại New York, Đại học Oxford...

Nhận thấy hiệu quả của sự hợp tác này, OpenAI quyết định xây dựng một nền tảng hoàn toàn mới dành riêng cho giáo dục. Nền tảng này đã góp phần tăng hiệu quả giáo dục.

ChatGPT Edu bao gồm: Tăng khả năng lập trình, toán học và phân tích văn bản; Tăng khả năng phân tích dữ liệu, duyệt web, tóm tắt tài liệu; Hỗ trợ 50 ngôn ngữ; Bảo mật mạnh mẽ...

Các trường đại học đã triển khai nền tảng mới để tối ưu hóa quy trình làm việc như sử dụng chatbot hỗ trợ dạy kèm sinh viên, viết đơn xin trợ cấp, chấm điểm bài tập, phân tích dữ liệu lớn...

Ông Kyle Bowen, Phó Giám đốc Công nghệ Thông tin, Đại học bang Arizona (ASU), bày tỏ: “Việc tích hợp công nghệ của OpenAI vào hoạt động giáo dục giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi tại ASU. Chúng tôi sẽ khai thác những công cụ này và trở thành mô hình cho các tổ chức khác”.

Theo OpenAI

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.