Đức lần đầu triển khai quân đội thường trực ở nước ngoài kể từ Thế chiến II

GD&TĐ - Một thỏa thuận mới giữa Đức và Litvia dẫn đến việc quân đội Đức sẽ triển khai lực lượng thường trực ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (phải) gặp người đồng cấp Litvia Arvydas Anusauskas, ngày 18/12/2023
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (phải) gặp người đồng cấp Litvia Arvydas Anusauskas, ngày 18/12/2023

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 18/12/2023 đã gặp người đồng cấp Litvia Arvydas Anusauskas tại Litvia.

Tại đây, hai nhà lãnh đạo đã ký kết một thỏa thuận mang tên “Kế hoạch hành động lộ trình”, sẽ được triển khai trong nhiều năm với khoảng 4.800 lính Đức đồn trú thường trực ở Litvia.

Cả hai quan chức Đức và Litvia đều gọi động thái này là một thời điểm lịch sử không chỉ đối với quốc gia của họ mà còn đối với NATO.

Quân đội Đức, bao gồm cả những người có gia đình, sẽ đóng quân tại các thành phố Kaunas và Vilnius của Litva bắt đầu từ năm 2024, với hầu hết quân được triển khai vào năm 2025 và 2026, và dự kiến có khả năng hoạt động đầy đủ vào năm 2027.

Đổi lại, Litva đã cam kết cung cấp mọi thứ cần thiết cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự.

Nhà lập pháp Litva Laurynas Kasciunas, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia của quốc hội, cho biết, nước này sẽ phân bổ 0,3% tổng sản phẩm quốc nội trong vài năm tới để giúp tài trợ cho việc triển khai và xây dựng nhà ở, sân tập và cơ sở hạ tầng khác cho quân đội Đức.

Ông Kasciunas nói thêm, thuế có thể sẽ phải tăng lên để phù hợp với kế hoạch này.

Theo một thông cáo báo chí hôm 18/12, Bộ trưởng Quốc phòng Litvia Anusauskas cho biết: “Cam kết của Đức về việc đồn trú lâu dài một lữ đoàn ở Litva là một bước đi lịch sử đối với cả Đức và Litva. Chúng ta đang chuyển sang một trang có quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc hơn nữa”.

"Lữ đoàn Đức sẽ tăng cường đáng kể tiềm năng phòng thủ của chúng tôi, đồng thời tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ tập thể của NATO.

Thỏa thuận được ký ngày hôm nay trình bày chi tiết lộ trình mà chúng tôi và Đức sẽ thực hiện nó", ông Anusauskas tiếp tục nói.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết, động thái này là một bước đi tích cực trong quan hệ quốc phòng, xét đến cuộc chiến kéo dài giữa Ukraine và Nga - quốc gia giáp với Litvia. Belarus, đồng minh thân cận của Nga, cũng giáp Litva.

“Đức hiểu rõ tình hình mới về chính trị an ninh: chúng tôi đang đảm nhận vai trò lãnh đạo và trách nhiệm trong liên minh NATO khi chúng tôi triển khai một lữ đoàn chiến đấu ở Litvia.

Chúng tôi sẽ đảm bảo khả năng răn đe đáng tin cậy và sẽ sẵn sàng bảo vệ NATO.

Cả Đức và Litva đang gửi một tín hiệu rõ ràng bằng bước đi này tới những ai gây ra mối đe dọa cho hòa bình và an ninh ở châu Âu", Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh.

“Các binh sĩ Đức và gia đình của họ đến Litvia sẽ có ‘điều kiện hấp dẫn’, bao gồm các trường dạy tiếng Đức, nhà trẻ, nhà ở và kết nối chuyến bay.

Tốc độ của dự án cho thấy rõ ràng rằng, Đức hiểu rõ thực tế an ninh mới”, ông Pistorius cho biết thêm.

Kế hoạch này được các chuyên gia của Bộ Quốc phòng hai nước xây dựng.

Hầu hết quân đội Đức sẽ đóng quân trên lãnh thổ khu huấn luyện quân sự Rudninkai, trong khi số còn lại sẽ được triển khai tại thị trấn Rukla, nơi có khoảng 1.000 quân đồng minh đang cư trú.

Các trung tâm hậu cần sẽ phục vụ cho lữ đoàn mới, bao gồm ba tiểu đoàn cơ động bên cạnh các đơn vị hỗ trợ và tiếp tế chiến đấu được thành lập bởi các đơn vị mới và hiện có.

Theo Newsweek

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải