Đua tranh khai thác Mặt trăng

Đua tranh khai thác Mặt trăng

Artemis Accords là hiệp định về khai thác tài nguyên Mặt trăng mà Mỹ đề nghị các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Canada cùng ký kết. Trong số các quốc gia được mời tham gia hiệp định không có Nga – đối tác chính của NASA trong vận chuyển phi hành gia lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS.

Hiệp định dự kiến tạo ra “những khu vực an toàn” xung quanh các căn cứ Mặt trăng tương lai. Kích thước các khu vực này phụ thuộc vào quy mô thực hiện công việc. Người Mỹ cho rằng, các khu vực này là “cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại hoặc rối nhiễu từ phía các quốc gia đối thủ hoặc các công ty cạnh tranh”.

Nghị định về khai thác thương mại đối với tài nguyên thiên nhiên trên Mặt trăng và các thiên cầu khác (do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ngày 7/4/2020) nhấn mạnh rằng, nước Mỹ không nhận thức không gian vũ trụ là “không gian công cộng” (dành cho mọi quốc gia). Tính không chắc chắn đối với quyền khai thác và sử dụng tài nguyên vũ trụ, trong đó có mở rộng quyền khai thác thương mại và sử dụng tài nguyên Mặt trăng, đã cản trở một số tổ chức thương mại tham gia vào dự án – hiệp định nói trên.

Câu hỏi đặt ra là, hiệp ước về hoạt động của các quốc gia trong vấn đề Mặt trăng và các thiên thể khác trong năm 1979 (Hiệp ước Mặt trăng, do 18 quốc gia ký kết) chứa các khuôn khổ pháp lý dành cho các quốc gia liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên vũ trụ, có làm tăng thêm tính không chắc chắn này không (Mỹ không tham gia ký kết Hiệp ước Mặt trăng này).

Nước Nga, ngay từ đầu, đã phê phán kịch liệt nghị định liên quan đến Mặt trăng của ông Trump. Điện Kremlin nhấn mạnh, cần bảo đảm sự bình đẳng cho mọi quốc gia trong nghiên cứu và khai thác vũ trụ với mục đích hòa bình. Cơ quan Vũ trụ Nga Roskosmos cho rằng, hoạt động (liên quan đến khai thác Mặt trăng) của Washington là “hung hăng”.

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, Mỹ đã lên kế hoạch khởi động dự án đưa người quay trở lại Mặt trăng Artemis vào năm 2020. Căn cứ cố định trên Mặt trăng sẽ được khánh thành vào năm 2028. Các tài nguyên khai thác được sẽ phục vụ cho việc duy trì hoạt động của căn cứ và sản xuất nhiên liệu tên lửa cho các chuyến bay vũ trụ, trong đó có chuyến bay lên sao Hỏa dự kiến vào năm 2030.

Cũng trước đại dịch, vào năm 2019, Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA ký kết hợp đồng với nhà sản xuất tên lửa đẩy ArianeGroup (Pháp) về thăm dò - khai thác mỏ trên Mặt trăng. Sứ mệnh thăm dò đầu tiên dự định diễn ra trên Mặt trăng vào năm 2025.

Các quốc gia cạnh tranh nhau để khai thác tài nguyên gì trên Mặt trăng? Trung Quốc muốn lấy Heli-3 – một đồng vị của Heli dùng trong năng lượng hạt nhân. Nga muốn khai thác các nguyên tố đất hiếm. ESA muốn tìm nước và oxy trong lớp đất mặt regolith Mặt trăng.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...