Đưa kiến thức lập trình đến với học sinh dân tộc thiểu số

Học sinh được ban tổ chức hướng dẫn cách lập trình, nghiên cứu các mô hình.
Học sinh được ban tổ chức hướng dẫn cách lập trình, nghiên cứu các mô hình.

GD&TĐ -Triển khai nội dung đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học tại các trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình tập huấn lập trình, điều khiển Robot lần 2 đã được đưa vào giới thiệu cho học sinh.

Tại buổi tập huấn, thầy và trò các trường có cấp THCS trên địa bàn huyện Văn Quan được ban tổ chức tập huấn, giới thiệu về cách lập trình VexVR, điều khiển RobotKc - BotIno.

Theo chia sẻ của thầy Nguyễn Nam Thái, Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Tri Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn: “Thông qua buổi tập huấn, các em học sinh đã biết lập trình các bước cơ bản và điều khiển Robot KC - Bot Ino, các em được trực tiếp lắp ráp, lập trình và điều khiển Robot Vex (Robot hàng đầu của Mỹ), được trực tiếp tham gia thi đấu Robot.

Qua hoạt động đó, học trò được làm quen với Robot, khơi dậy niềm đam mê khám phá của các em. Đặc biệt, qua buổi tập huấn thúc đẩy triển khai chương trình phổ thông 2018 trong các trường học.

Tại buổi tập huấn, học sinh cũng có cơ hội được biểu diễn điều khiển RobotKCbot, Robot Vex, hai đội đá bóng đối kháng bằng RobotMaket Việt.

Ông Ngô Văn Hiền, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nói: “Tôi hi vọng qua các buổi tập huấn này sẽ giúp các thầy cô, em học sinh được tiếp cận với công nghệ mới, rút ngắn khoảng cách giữa học sinh miền núi với miền xuôi về công nghệ.

Đặc biệt, giáo viên sẽ nâng cao được ý thức ứng dụng công nghệ vào các hoạt động dạy học Stem, góp phần thực hiện thành công Chương trình GDPT 2018 và đáp ứng được yêu cầu công nghệ 4.0”.

Tập huấn lập trình, điều khiển Robot lần 2 năm học 2022 – 2023, do Phòng GD&ĐT huyện Văn Quan tổ chức đã thu hút 22 giáo viên và 60 em học sinh của các trường có cấp THCS trên địa bàn huyện. Dự kiến trong thời gian tới, Phòng sẽ tổ chức giải thi đấu Robot cho các em học sinh tham gia (mỗi trường 1 đội), thành lập đội Robot cấp huyện tham gia thi cấp tỉnh và các giải cấp quốc gia tổ chức.

Mở ra cơ hội cho học sinh miền núi

Khi đưa lập trình đến với học sinh, các em có thể ứng dụng vào hoạt động giáo dục STEM, được học, được trải nghiệm các bài thí nghiệm, các hoạt động thiết kế sản phẩm, phát huy sự sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm, qua đó hiểu rõ hơn những kiến thức khoa học và các hiện tượng trong cuộc sống.

Theo chia sẻ của anh Vi Văn Quang (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn): Gia đình tôi rất ủng hộ niềm đam mê, yêu thích của con đối với bộ môn lập trình. Việc học lập trình không giới hạn độ tuổi, nên từ độ 8, 9 tuổi trở lên là con đã có thể bắt đầu học lập trình để con biết sắp xếp công việc, biết lựa chọn công việc nào là ưu tiên trong số những việc mà con phải thực hiện.

Con rất hứng thú, mong chờ đến lịch học và có thái độ nghiêm túc khi theo học lập trình. Ngoài ra, phương pháp vừa học vừa chơi, vừa thực hành khiến con không bị áp lực với khóa học.

Bên cạnh đó, khi con học lập trình, con có thêm hiểu biết với công nghệ, từ đó định hướng được đam mê của mình. Đặc biệt, giúp các con sớm được tiếp cận và nắm bắt được kiến thức công nghệ cũng như xu hướng mới, trang bị các kỹ năng trong thời đại công nghệ 4.0. Mặt khác, con có thể rèn luyện tư duy logic, kỹ thuật, sự sáng tạo bằng cách thay đổi, kết hợp các động cơ, cảm biến và lập trình để robot thực hiện các nhiệm vụ.

Việc đưa lập trình đến với học sinh miền núi là một cơ hội để các em được học hỏi thêm kiến thức, xoá dần khoảng cách nông thôn và thành thị để từ đó học sinh miền núi cũng có môi trường phát triển, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Cùng với đó, hiện nay các trường học đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy càng tạo bước động lực để học trò nghiên cứu.

"Văn Quan là huyện miền núi, học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số do đó điều kiện để được tiếp xúc với kiến thức lập trình, điều khiển Robot bị hạn chế. Những chương trình tập huấn này là cơ hội để học sinh được đến gần với công nghệ, kích thích sự khám phá trong các em", ông Ngô Văn Hiền, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.