Đua giày trên ván, môn thể thao truyền thống kỳ lạ của Trung Quốc

GD&TĐ - Ngoài việc cải thiện thể chất và rèn luyện tốc độ, môn thể thao này giúp tăng cường sự hợp tác ăn ý của các thành viên trong nhóm.

Đua giày trên ván là môn thể thao truyền thống của người Choang ở tỉnh Gunaxi, Trung Quốc. Đây là môn thể thao độc đáo có ba người dùng chung hai tấm gỗ và một số dây da để buộc chặt bàn chân. 

Các tấm gỗ dài 1 mét, rộng 9cm, dày 3 cm, và việc sử dụng chúng cần có sự phối hợp nhịp nhàng và tập trung cao. Nếu một trong ba người đẩy quá mạnh hoặc bị tụt lại phía sau, chúng có thể khiến cả ba bị ngã chồng lên nhau.

Đua giày trên ván, môn thể thao truyền thống kỳ lạ của Trung Quốc ảnh 1

Đua giày trên ván có thể bắt nguồn từ thời nhà Minh, khi truyền thuyết kể rằng một nữ anh hùng nổi tiếng của người Xhuang đã sử dụng nó như một cách để huấn luyện binh lính chống lại cướp biển Nhật Bản xâm lược. 

Bà Wa huyền thoại đã sử dụng những mảnh gỗ dài để dạy những người đàn ông hành quân cùng nhau một cách đồng bộ hoàn hảo, điều này đã cải thiện đáng kể phẩm chất chiến đấu và nâng cao tinh thần của họ, giúp họ đẩy lùi quân xâm lược. 

Đua giày trên ván, môn thể thao truyền thống kỳ lạ của Trung Quốc ảnh 2

Môn thể thao truyền thống này đã được truyền từ đời này sang đời khác.

Năm 2005, Ủy ban Nội vụ Quốc gia đã phê duyệt môn thể thao đua giày trên ván như một sự kiện chính thức tại Đại hội Thể thao Truyền thống dành cho Người thiểu số Quốc gia hàng năm. Môn thể thao này được chơi bởi cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt là người Choang.

“Đua giày trên ván là một môn thể thao đồng đội thực sự và sự phối hợp ăn ý là yêu cầu quan trọng nhất. Ngoài việc cải thiện thể chất và rèn luyện tốc độ, môn thể thao này còn giúp tăng cường sự hợp tác ăn ý của các thành viên trong nhóm lên mức cao nhất có thể”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ