Kéo người trẻ đến với nghệ thuật truyền thống

GD&TĐ - Với tình yêu và sự trân trọng nghệ thuật truyền thống dân gian Nam Bộ, nhóm Đối thoại Văn hóa Cộng đồng (CCD) - gồm những người trẻ, đã dành tâm huyết thực hiện bộ sách mang tên Lục tỉnh cầm ca.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

 Bộ sách vừa được Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TPHCM ấn hành.

Trong Lục tỉnh cầm ca, các tác giả tập trung giới thiệu những kiến thức, lịch sử hình thành 4 bộ môn nghệ thuật đặc trưng của Nam Bộ là hát bội, diễn xướng dân gian Nam Bộ, đờn ca tài tử và cải lương. Đồng thời, sách còn giới thiệu những nghệ sĩ đầu đàn, các nhạc cụ sử dụng đi kèm và giới thiệu cách học 4 bộ môn nghệ thuật trên... trong giới trẻ. Những kiến thức cơ bản về bốn loại hình nghệ thuật được trình bày cô đọng, từ bối cảnh lịch sử hình thành các loại hình diễn xướng, sân khấu hóa chất liệu âm nhạc, nghệ thuật cổ truyền với góc nhìn đương đại, giúp khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ tiếp cận và chung tay tiếp tục giữ gìn, phát triển giá trị văn hóa cổ truyền. 

Cuối năm 2017, sau khi tham vấn cùng các nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ, nhóm Đối thoại Văn hóa Cộng đồng (CCD) khởi động dự án Diễn xướng Nam Bộ để mong mang nghệ thuật cổ truyền tiếp cận với khán giả trẻ. Diễn xướng Nam Bộ đã tái hiện lại bối cảnh lịch sử hình thành, sân khấu hóa chất liệu âm nhạc - nghệ thuật cổ truyền với góc nhìn đương đại và làm cầu nối cho các thế hệ diễn viên, khán giả. Từ những kết quả đã đạt được, CCD đã tiếp tục thực hiện Dự án Thư viện diễn xướng Nam Bộ lục tỉnh cầm ca. 

Chọn cách tiếp cận trẻ trung, sống động, bộ sách dễ gần gũi với độc giả trẻ, bận rộn. Sách có mã QR để độc giả nhập vào thư viện trực tuyến xem, nghe và mở rộng tìm hiểu văn hóa, lịch sử cả 400 năm của vùng đất Nam Bộ. Đây được xem là điểm sáng hiệu quả với mong muốn thu hút nhiều tầng lớp khán giả am hiểu và yêu nghệ thuật sân khấu nước nhà; Để những loại hình nghệ thuật đặc trưng như hát bội - cải lương - đờn ca tài tử - diễn xướng dân gian Nam Bộ không rơi vào tình trạng lãng quên.

Chia sẻ tại chương trình Lục tỉnh cầm ca vừa diễn ra tại Đường Sách TPHCM, ông Phan Khắc Huy (sáng lập nhóm CCD) thông tin: “Ngoài mục đích giới thiệu nghệ thuật cổ truyền đặc sắc của Nam Bộ đến bạn đọc, bộ sách còn hướng đến bước đầu thể nghiệm một giáo trình dẫn nhập, giúp các bạn trẻ tiếp cận và tìm hiểu nghệ thuật cổ truyền một cách dễ dàng và sinh động hơn”.

Đồng thời, ông Huy cho rằng, việc người trẻ thờ ơ với nghệ thuật truyền thống có lý do chủ quan và khách quan. Chủ quan là do họ thấy phương tiện tiếp cận đang thiếu hấp dẫn, còn khách quan là họ quên hoặc không biết đến sự tồn tại của các loại hình này. Nhiều bạn trẻ đang không biết hát bội là gì, không biết nó có còn tồn tại, đó là thực tế. Vì vậy mà chúng ta cần tạo ra cách tiếp cận khác, trẻ trung hơn, gần gũi hơn. Ngày xưa đi xem hát bội, cải lương, ông bà thường dẫn con cháu đi xem, dần dà con cháu lớn lên mới thấy yêu, thấy thích, nên muốn gìn giữ, phát triển, đừng quên giới trẻ. Mà thực tế cho thấy, chúng ta đang rất quên giới trẻ, cũng như giới trẻ đang rất quên nghệ thuật truyền thống.

Có một thực tế là nhiều chương trình, tác phẩm về nghệ thuật truyền thống của chúng ta làm rất hay, nhưng gần như vắng bóng người trẻ tham dự. Do đó, thật khó để họ hiểu, họ yêu. Điều mà chúng ta cần suy nghĩ là nghệ thuật truyền thống thì càng phải lôi cuốn được người trẻ tham dự. Đồng thời, tạo cho họ sự gắn bó về nhiều mặt, trong đó có cả quyền lợi, giúp họ thành một chủ thể quan trọng của loại hình đó, thì mới mong họ tiếp nhận, gìn giữ, phát triển và đổi mới. Đi vào nghệ thuật truyền thống, không chỉ là gìn giữ, bảo tồn, mà còn là cách để làm phong phú cho nghệ thuật đương đại, có thêm chất xúc tác để đổi mới, thể nghiệm.

Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Minh họa/INT

Sắp đến ngày gỡ thẻ vàng

GD&TĐ - Không chỉ dừng lại ở châu Âu mà sắp tới, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ áp dụng các quy định như châu Âu.
Minh họa/INT

Một dấu mốc lịch sử

GD&TĐ - Ngày 10/9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Ảnh minh họa ITN.

Chủ động thích ứng

GD&TĐ - Năm học 2024 - 2025, Chương trình GDPT 2018 sẽ “phủ” hết các lớp ở cả 3 cấp học.