Đưa 65.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

GD&TĐ - Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Gia Liêm, trong 5 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 54.144 lao động (trong đó có 14.268 lao động nữ) đạt 45% kế hoạch năm 2019. Trong đó dẫn đầu là thị trường Nhật Bản tiếp nhận 28.394 lao động, tiếp theo là Đài Loan 20.732 lao động, Hàn Quốc 2.890 lao động, Romania 714 lao động, Ả-rập Xê-út 489 lao động…

Thị trường XKLĐ phát triển rõ rệt trong 6 tháng đầu năm
Thị trường XKLĐ phát triển rõ rệt trong 6 tháng đầu năm

Dự kiến, trong 6 tháng đầu năm, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là hơn 65.000 người.

Trong 6 tháng qua, công tác phát triển thị trường lao động, ký kết, thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước tích cực triển khai.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cũng được đẩy mạnh thực hiện.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Cục đã tổ chức triển khai thanh tra định kỳ theo kế hoạch và phối hợp với Thanh tra Bộ triển khai kế hoạch thanh tra năm 2019 tại 11 doanh nghiệp. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, Cục đã hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại trong quá trình hoạt động.

Đồng thời, Cục đã chấn chỉnh và phối hợp xử lý một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động đưa lao động giúp việc gia đình sang làm việc tại Ả-rập Xê-út, giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh, chấn chỉnh một số doanh nghiệp còn nhiều vụ việc tồn đọng liên quan đến người lao động đang làm việc ở nước ngoài.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.