Xuất khẩu lao động năm 2018: Thị trường Nhật Bản “hút khách” nhất

GD&TĐ - Kể từ năm 2014 đến nay, xuất khẩu lao động luôn vượt mốc 100.000 người mỗi năm. Năm 2018, ước tính có trên 140.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài. Đây được xem là tín hiệu tốt trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững, đồng thời mang về nguồn ngoại tệ lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.  

Các ứng viên đi Nhật trong khóa tập huấn kỹ năng lao động
Các ứng viên đi Nhật trong khóa tập huấn kỹ năng lao động

Bứt phá mạnh mẽ

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 11/2018 là 13.064 người, trong đó có 4.544 nữ, bao gồm các thị trường: Nhật Bản (8.939 lao động), Đài Loan (4.174 lao động). Như vậy, trong 11 tháng năm 2018, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã đạt 131.075 người, trong đó có 46.670 nữ, đạt 119,16% kế hoạch năm 2018. Ước tính trong năm 2018, có trên 140.000 lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.

Điểm đáng chú ý trong năm nay, lần đầu tiên thị trường lao động Nhật Bản thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất với 61.004 người, vượt qua thị trường Đài Loan (57.268 lao động), Hàn Quốc (6.020 lao động), còn lại là các thị trường khác như: Hàn Quốc, Malaysia, Arab Saudi, Rumania, Kuwait...

Thị trường Nhật Bản luôn cần diện kỹ thuật viên cùng với đó là các chính sách mở tạo điều kiện cho thực tập sinh có thu nhập cao đã tạo sức hút lớn cho lao động trẻ. Sôi động nhất vào dịp cuối năm, đây là thời điểm các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu năm tài khóa mới và tích cực tuyển chọn lao động nước ngoài. Đối với người lao động, làm việc tại Nhật Bản không chỉ là cơ hội kiếm tiền mà còn là bước tiếp thu công nghệ, học việc định hướng dài hạn.

Nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động đang diễn ra trầm trọng, mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã trình Quốc hội dự thảo luật kiểm soát nhập cư sửa đổi nhằm tiếp nhận thêm lao động người nước ngoài. Nếu chính sách nhập cư mới có hiệu lực từ tháng 4/2019, Nhật Bản sẽ tiếp nhận khoảng 40.000 lao động người nước ngoài trong năm tài chính 2019. Chính phủ Nhật Bản dự kiến tiếp nhận lao động người nước ngoài trong 14 lĩnh vực, trong đó có xây dựng và điều dưỡng.

“Đau đầu” với lao động bỏ trốn

Hàn Quốc là thị trường truyền thống rất có tiềm năng và mang lại nhiều lợi ích cho người lao động. Tuy nhiên, trong năm 2018, kết quả xuất khẩu lao động đến thị trường này còn rất khiêm tốn. Do nhiều nguyên nhân, trong đó, tình trạng lao động Việt Nam hết hợp đồng không về nước mà cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc diễn biến ngày càng phức tạp.

Thực trạng này đặc biệt tác động bất lợi đến việc duy trì ổn định và phát triển thị phần lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Hàn Quốc đang tạm dừng tuyển lao động từ 49 quận, huyện của Việt Nam do những địa phương này có nhiều lao động không về nước khi hết hợp đồng…

Năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH đã xúc tiến hàng loạt các hoạt động khai thác, mở rộng thị trường, ngành nghề tiếp nhận lao động của Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, lao động Việt Nam, trong đó có lao động trình độ cao, ngày càng có nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Dự báo trong năm 2019, thị trường lao động nước ngoài sẽ tiếp tục được mở rộng hơn đối với lao động Việt Nam. 

Giải quyết tình trạng lao động bỏ trốn, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động tư vấn pháp luật, tuyên truyền, vận động lao động về nước đúng hạn. Trong thời gian tới, cả hai phía Việt Nam và Hàn Quốc cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người lao động nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình.

Nhu cầu xuất khẩu lao động đến năm 2020 là rất lớn, chỉ tính riêng các huyện nghèo trong giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến sẽ đưa khoảng 58.000 người đi làm việc ở nước ngoài, trong đó khoảng 80% lao động qua đào tạo nghề. Do vậy, vai trò của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là rất quan trọng. Ưu tiên hàng đầu là cần làm tốt công tác kết nối doanh nghiệp xuất khẩu lao động với các trường nghề để tuyển chọn và đào tạo lao động xuất khẩu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.