Dư luận quan tâm những điều chỉnh mới trong dự thảo quy chế thi THPT

Dư luận quan tâm những điều chỉnh mới trong dự thảo quy chế thi THPT

Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT

Theo dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT Bộ GD&ĐT mới công bố, cán bộ, giảng viên đại học sẽ không tham gia vào bất cứ khâu nào, từ coi thi đến chấm thi như những năm trước.

Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ áp dụng từ kỳ thi năm 2020: Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.

Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là toán, ngữ văn và 1 bài thi bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể dự thi bài thi ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi được dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.

Cũng theo dự thảo: Mỗi tỉnh tổ chức một hội đồng thi, do sở GD&ĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Mỗi hội đồng thi có các điểm thi để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.

Nếu như các năm trước và đặc biệt là năm 2019, với kỳ thi THPT quốc gia, có tới 50% số giám thị được điều động về các địa phương để coi thi; các trường ĐH uy tín được phân công nhiệm vụ chủ trì công tác chấm thi trắc nghiệm thì năm nay lực lượng này đã rút hoàn toàn khi kỳ thi đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Dự thảo quy chế giao giám đốc sở GD&ĐT ra quyết định thành lập hội đồng thi và các ban của hội đồng thi từ in sao, vận chuyển đề thi, coi thi đến các ban làm phách, chấm thi bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm…

Các quy định về quy trình coi thi, chấm thi, lắp camera giám sát khu vực bảo quản bài thi, chấm thi… về cơ bản vẫn giữ như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Xem toàn văn dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT Tại đây.

Dư luận quan tâm những điều chỉnh mới trong dự thảo quy chế thi THPT ảnh 1

Chủ tịch tỉnh kiêm hiệu trưởng đại học

Ngày 18/5, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu đã ký quyết định về việc công nhận Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng là Hiệu trưởng Trường ĐH Hạ Long.

Dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều về trường hợp được cho là “chưa từng có tiền lệ” trong giáo dục Việt Nam.

Về vấn đề này, trả lời báo chí bên lề Quốc hội chiều 23/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ Nhạ cho biết, một trong những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (có hiệu lực từ 1/7/2019) là việc quy định về thực hiện tự chủ đại học. Trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm và hiệu lực của hội đồng trường, đảm bảo hội đồng trường hoạt động "thực quyền" hơn.

Cụ thể, hội đồng trường có quyền quyết định trong việc lựa chọn hiệu trưởng để điều hành các hoạt động của trường, đáp ứng yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn cụ thể.

Bộ trưởng cũng cho biết, Trường ĐH Hạ Long đã gửi báo cáo Bộ GD&ĐT, nêu rõ việc chủ tịch tỉnh kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng nhà trường trong giai đoạn hiện nay nhằm đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với một trường mới thành lập, phải hoàn thành nhiều mục tiêu.

Theo đó, trong giai đoạn tiếp theo, sau khi tổ chức bộ máy nhà trường ổn định, Trường đại học Hạ Long sẽ chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh kiện toàn chức danh hiệu trưởng, phù hợp với quy định, yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn. Hiện Bộ GD&ĐT đã có ý kiến chính thức.

"Tôi nhấn mạnh lại, việc Chủ tịch tỉnh kiêm nhiệm hiệu trưởng một trường đại học chỉ nên là giải pháp tình thế trước mắt. UBND tỉnh Quảng Ninh cần xem xét chỉ đạo Trường đại học Hạ Long sớm kiện toàn nhân sự hiệu trưởng chuyên trách để tập trung vào công tác quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường.” – Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Dư luận quan tâm những điều chỉnh mới trong dự thảo quy chế thi THPT ảnh 2
Học sinh Việt Nam từng giành nhiều thành tích cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế.

Thành lập đội tuyển thi Olympic quốc tế trực tuyến

Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay, do tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam và trên thế giới có những diễn biến tích cực, một số nước cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh. Các nước đăng cai tổ chức thi Olympic đã chủ động xin ý kiến các nước tham gia về việc vẫn tổ chức thi với hình thức trực tuyến hoặc thông báo lùi thời gian thi dự kiến đến tháng 10/2020.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình tổ chức Olympic khu vực và quốc tế năm 2020; chủ động các phương án để cử các đoàn cán bộ, học sinh tham gia dự thi trong trường hợp các nước chủ nhà chính thức quyết định tổ chức thi Olympic theo hình thức thi trực tuyến trên máy tính.

Căn cứ thực tế diễn biến dịch bệnh Covid-19 và thời gian chính thức tổ chức thi, Bộ GD-ĐT sẽ có phương án phù hợp để thành lập đội tuyển quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đội tuyển tham gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế phù hợp với điều kiện của dịch bệnh Covid-19.

Bộ GD&ĐT khẳng định: "Quyền lợi của các thí sinh được triệu tập tham gia dự thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic (thi vòng 2) và các thí sinh trong đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế sẽ được tiếp tục duy trì, thực hiện".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.