Dự kiến 6 điểm điều chỉnh trong quy chế tuyển sinh năm 2019

Dự kiến 6 điểm điều chỉnh trong quy chế tuyển sinh năm 2019

6 điểm dự kiến sẽ điều chỉnh cụ thể như sau:

Thứ nhất: Các trường có sử dụng kết quả thi THPT quốc gia phải thực hiện tất cả các bước của quy trình xét tuyển.

Thứ 2: Cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm trong thời gian 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

Thứ 3: Quân nhân dự thi nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại nơi có sự thay đổi chính sách ưu tiên theo khu vực thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn.

Thứ 4. Với nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề: Căn cứ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển; xét tuyển học sinh tốt nghiệp có học lực lớp 12 xếp loại giỏi.

Thứ 5: Các trường tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia.

Thứ 6: Thí sinh đã xác định nhập học thì không được tham gia xét tuyển các trường khác/đợt tiếp theo.

Những dự kiến thay đổi này có căn cứ pháp lý từ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ ngày 1/7/2019; căn cứ thực tiễn từ một số nội dung bất cập của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2018.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng phát biểu tại Hội nghị
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng phát biểu tại Hội nghị 

Cũng về định hướng tuyển sinh năm 2019, TS Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết: Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo chất lượng, hiệu quả, công bằng trong tuyển sinh; phân luồng, thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm. Xây dựng chức năng công khai cơ sở dữ liệu tuyển sinh, sinh viên nhập học. Rà soát, hoàn thiện các phần mềm xét tuyển, cơ sở dữ liệu tuyển sinh: thống nhất cơ sở dữ liệu và kết nối giữa các phần mềm.

Đồng thời, rà soát, bổ sung cơ sở dữ liệu chính sách về ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng. Tăng cường tuyên truyền, chọn ngành, hướng nghiệp; thí sinh biết rõ quyền lợi và trách nhiệm trong việc tham gia xét tuyển.

Với các cơ sở đào tạo: Tự chủ xác định chỉ tiêu theo quy định; công khai đề án tuyển sinh và các điều kiện đảm bảo chất lượng, danh sách trúng tuyển, nhập học.

Đồng thời, đảm bảo chất lượng đầu vào; kiểm soát chất lượng quá trình đào tạo, chất lượng đầu ra; thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm (nếu có). Phối hợp chặt chẽ với các địa phương được phân công trong việc tổ chức thi THPT quốc gia. Thống nhất định hướng chỉ đạo công tác thi, tuyển sinh của Bộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.