Du học sinh phương Tây đổ về Trung Quốc

Du học sinh phương Tây đổ về Trung Quốc

(GD&TĐ) - Gracen Duffield, 45 tuổi, bán ngôi nhà tại Austin (Texas, Mỹ) bỏ dở sự nghiệp khá thành công trong lĩnh vực CNTT tại Dell Inc để du học lấy bằng MBA (quản trị kinh doanh) tại Trung Quốc. Lí giải của Gracen là “tìm một cơ hội thực sự”. Leea Tiusanen, 27 tuổi, người Phần Lan, bỏ công việc quản lí tại một công ty bán lẻ lớn cũng để học bằng thương mại tại Trung Quốc. Với Leea thì “ở Trung Quốc náo nhiệt hơn nhiều so với châu Âu”…

Trên đây chỉ là vài ví dụ cho làn sóng hàng nghìn du học sinh phương Tây đang đổ tới Trung Quốc học đại học và trên đại học, tìm hiểu nền văn hóa và phổ biến hơn cả là có được chỗ đứng trong một thị trường việc làm cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Khi mà các trường đại học của Trung Quốc đang len sâu vào bảng xếp hạng những trường đại học danh tiếng quốc tế thì số sinh viên nước ngoài tới Trung Quốc cũng tăng vọt theo – mức tăng tới 10% mỗi năm lên mức hơn 290.000 người năm 2011 – theo Bộ Giáo dục Trung Quốc.

 

Không phải bỗng nhiên có xu hướng này, có một lực đẩy mạnh của chính phủ Trung Quốc phía đằng sau, cụ thể là bằng học bổng và đầu tư cơ sở vật chất trường ốc – nhằm quảng bá nền văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc ra toàn cầu – theo nhiều học giả quốc tế là nhằm tăng “sức mạnh mềm” của Bắc Kinh. Kế hoạch 5 năm hiện tại của Trung Quốc cho lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao năng lực của các cơ sở GD đại học nước này tiếp nhận được khoảng 500.000 sinh viên quốc tế vào năm 2020, theo Tân Hoa Xã. Trung Quốc đang tăng tốc mở rộng các chương trình dạy tiếng Trung và các chương trình đào tạo dạy bằng tiếng Anh. 34 trường đại học Trung Quốc hiện có các chương trình dạy bằng tiếng Anh. Chính phủ Trung Quốc cũng cho biết có kế hoạch cấp 50.000 học bổng cho SV nước ngoài vào năm 2015.

Cùng lúc đó, các chính phủ tại Mỹ, châu Á và châu Âu cũng hợp tác đào tạo tích cực với chính phủ Trung Quốc mà có người gọi là “ngoại giao sinh viên”. Năm 2010, Mỹ phát động chương trình “100.000 Strong Intiative” nhằm tăng số sinh viên Mỹ đến Trung Quốc du học thành 100.000 vào năm 2014. Giữa EU và Trung Quốc đã có một diễn đàn về giáo dục ĐH đầu tiên được tổ chức hồi tháng 4 – được coi là “cột trụ thứ ba trong mối quan hệ EU – TQ”, theo đó sẽ có 30.000 học bổng dành cho SV EU trong 5 năm tới.

Trong khi vẫn có những bình luận ngờ vực Trung Quốc đang thu hút SV phương Tây như một quyền lực mềm vươn ra thế giới thì thực tế là dòng chảy sinh viên nước ngoài vẫn đang đổ về TQ ngày một tăng. Năm 2011, có khoảng 290.000 SV đến du học TQ so với chỉ hơn 60.000 SV của năm 2001, theo Bộ GD TQ. Hàn Quốc với 62.442 SV là nhóm SV nước ngoài lớn nhất du học tại TQ năm 2011. Tiếp theo là Mỹ với 23.292, Nhật Bản 17.961, Nga 13.340, Indonesia 10.957 và Ấn Độ 9.370. Có khoảng 50.000 SV châu Âu du học ở những hình thức sau phổ thông khác nhau năm 2011, trong đó Pháp nhiều nhất với 7.592 và Đức 5.451.

Học phí tương đối rẻ tại TQ là lợi thế lớn khác so với các nền GD phương Tây. Học phí ĐH tại TQ trung bình khoảng 1.000 USD/ học kì trong khi phụ phí như tiền ăn, thuê nhà… tương đối thấp. Trong khi đó riêng học phí tại Mỹ có thể ngốn từ 12.000 đến 37.000 USD/ năm, phụ thuộc vào sự nổi tiếng của trường. Bên cạnh đó sinh hoạt phí cũng ngốn khoảng 15.000 USD.

Bảo Chi (Theo báo nước ngoài)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.