Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi): Vừa là ngành nghệ thuật vừa là ngành kinh tế

GD&TĐ - Sáng 23/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Ảnh minh hoạ/internet
Ảnh minh hoạ/internet

Ngành kinh tế trong bối cảnh công nghệ số

Đại biểu Trần Việt Anh (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ sự nhất trí với nội dung trong dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), được nhìn nhận vừa là ngành nghệ thuật vừa là ngành kinh tế trong bối cảnh công nghệ số.

Về vấn đề sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước, đại biểu lựa chọn phương án 2: Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành (bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất phim. Giữ nguyên quy định của Luật hiện hành (bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu sản xuất phim).

Đấu thầu sản xuất phim thực hiện theo Luật Đấu thầu (Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 đã quy định chi tiết các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và đàm phán giá) và Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với dự án sản xuất phim.

Tuy nhiên, từ khi Luật Điện ảnh ra đời, chưa thể thực hiện việc đấu thầu sản xuất phim do gặp nhiều khó khăn (như đã trình bày tại phương án 1).

Đại biểu Quốc hội Bùi Huyền Mai, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Hà Nội
Đại biểu Quốc hội Bùi Huyền Mai, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Hà Nội

Sửa đổi phải phù hợp với thực tiễn

Đại biểu Bùi Huyền Mai (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, cần sửa đổi Luật Điện ảnh cho phù hợp với thực tiễn, với 4 nhóm chính sách và phải bảo đảm cụ thể, khả thi.

Cần đặt ra các vấn đề cụ thể: thứ nhất khi sửa đổi phải bảo đảm thúc đẩy nền nghệ thuật điện ảnh Việt Nam, mặc dù đã sửa đổi 3 lần, song lần này vẫn chưa rõ.

Thứ hai, bảo đảm tôn trọng các quy định về tác quyền, phải bảo đảm hướng tới nhưng dự thảo chưa có.

Thứ ba, bảo đảm thể chế hóa các quy định của nhà nước, hướng tới công nghiệp văn hóa, đóng góp GDP của Việt Nam, cần hướng tới điều đó như thế nào.

Cụ thể, về nhóm chính sách liên quan đến phát triển điện ảnh, có nhiều điều luật khác nhau, song không có tập trung, phân tán, nặng về bao cấp, không cho thấy nền điện ảnh Việt Nam tiếp cận với thế giới, huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển.

Về quỹ hỗ trợ điện ảnh, đại biểu cho rằng các hoạt động quỹ chưa hiệu quả nên, có đầu tư không giải ngân được nên không tiếp tục. Về quy định phổ biến phim trên không gian mạng, khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để thích ứng với thế giới.

Thực tế phim trên không gian mạng nhiều khó kiểm soát. Quy định về nhà sản xuất tự phân loại, tự đánh giá, tự đưa các cảnh báo thì rất khó kiểm soát, khó quản lý, mất công bằng khi các nhà sản xuất phim chiếu rạp phải xin phép.

Cùng với đó là vấn đề bản quyền, an ninh mạng, nên các nội dung này cần tạo hành lang pháp lý mở hơn với thế giới song cần cân nhắc để có sự kiểm soát của nhà nước nhằm bảo đảm an toàn trên không gian mạng.

Đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, nhiều quốc gia có chính sách tuyên truyền về chủ quyền, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Vì thế, Luật điện ảnh sửa đổi cần thêm nội dung tuyên truyền về biên giới hải đảo. Cùng với đó, cần quy định thời gian xét, thời gian trao tặng cụ thể để qua đó tạo động lực cho người được trao tiếp tục phát huy thành tích đó.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng Luật điện ảnh sửa đổi chỉ chú trọng đến khâu phát hành phim mà khâu sản xuất còn mờ nhạt, chưa rõ việc huy động nguồn lực xã hội về tài chính, trí tuệ để phát triển điện ảnh hiện đại hay không chưa thấy đề cập.

Bởi điện ảnh phát triển sẽ tác động đến các ngành kinh tế khác, nên việc phát triển điện ảnh sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.

Đại biểu cho rằng, cần có tiêu chí cụ thể trong việc cấp phép phim, rõ ràng, minh bạch để các nhà sản xuất phim thực hiện. Đại biểu cũng cho rằng, trong Luật thi đua khen thưởng sửa đổi có các xã tiêu biểu, phường tiêu biểu, nhưng có cần danh hiệu doanh nhân tiêu biểu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ