Đông y gọi loài cá này là “nhân sâm nước”: Bổ thận tráng dương, dinh dưỡng toàn diện

GD&TĐ - Đông y có câu nói nổi tiếng, “trên trời có bồ câu, dưới nước có chạch”, đây không chỉ là lời khen, mà các chuyên gia dinh dưỡng còn nói rằng, chạch chính là “nhân sâm dưới nước”.

Đông y gọi loài cá này là “nhân sâm nước”: Bổ thận tráng dương, dinh dưỡng toàn diện

Lý do chạch được xem là “nhân sâm nước”

Theo nghiên cứu của Đông y, sách “Y học nhập môn” và “Bản thảo cương mục” của Trung Quốc ghi rằng, chạch có vị ngọt, tính bình, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị chữa bệnh tốt.

Chạch là thực phẩm có tác dụng bổ sung nặng lượng, ích khí, dưỡng thận, sinh tinh, chống xuất tinh sớm, liệt dương, vàng da, giải khát, giảm nhiệt, lợi tiểu, bổ gan, chữa ngứa da, phù nề, đặc biệt tốt cho trẻ em và nam giới.

Không những thế, đây là thực phẩm tốt cho người có thể trạng yếu ớt, lá lách dạ dày suy nhược, đổ mồ hôi đêm và những người bị viêm gan cấp tính. 

Chạch là thực phẩm chứa nhiều canxi, nếu so sánh cùng trọng lượng, tỉ lệ canxi trong chạch nhiều gấp 6 lần cá chép và nhiều gấp 10 lần mực/bạch tuộc. Bên cạnh đó, ăn chạch còn giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng vitamin D.

Các chất dinh dưỡng trong chạch có thể khiến bạn bất ngờ

Theo nghiên cứu, trong 100g chạch chứa lượng protein lên đến 18,4-22,6 g, cao hơn so với tỉ lệ trung bình của các món cá; với 2,8-2,9 g chất béo, 100-117 kcal calo, 51-459 mg canxi, 154-243 mg phốt pho, 2,7-3,0 mg sắt, các vitamin B1, B2 và niacin phong phú.

Ngoài ra, cá chạch cũng giàu spermidine và nucleoside, có thể làm tăng tính đàn hồi của da và tạo độ ẩm, đồng thời làm tăng khả năng kháng virus cho cơ thể.

Món ăn này mặc dù không hợp với người hay bị dị ứng. Nhưng lại rất tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, thiếu máu, bệnh nhân viêm gan.

Chạch có thịt mềm, hương vị thơm ngon, là một thực phẩm chứa lượng protein cao, ít chất béo, luôn khiến cho bữa ăn tinh tế, đủ chất.

Ăn chạch thường xuyên còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe tổng thể, làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa, làm mịn và căng da, đóng vai trò nổi bật trong việc duy trì tuổi trẻ và sắc đẹp.

Một số tác dụng cụ thể với sức khỏe

1. Bổ thận sinh tinh

Chạch rất giàu lysine là một thành phần thiết yếu để hình thành tinh trùng, vì vậy ăn chạch không chỉ thúc đẩy sự hình thành số lượng mà còn giúp cải thiện chất lượng tinh trùng. Đây là món ăn đặc biệt tốt cho nam giới.

2. Bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe

Chạch chứa nhiều canxi và các nguyên tố vi lượng, thường xuyên ăn chạch có thể ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em, bệnh loãng xương ở người cao tuổi sinh ra gãy xương, chất lượng xương giảm. Trong tình huống này nên nấu canh để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

3. Tăng sắt, bổ máu

Chạch rất giàu protein và các nguyên tố sắt, rất hữu ích cho những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt.

4. Bảo vệ mạch máu

Chạch chứa niacin, có thể làm giãn mạch máu, hạ cholesterol và nồng độ triglyceride trong máu, có thể điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm thiểu mức độ xơ cứng động mạch vành, làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim, phòng chống bệnh tim mạch hiệu quả.

5. Chống viêm

Chạch chứa một loại axit béo không bão hòa, có khả năng chống lão hóa mạch máu, rất tốt cho người cao tuổi. Chất nhầy trơn ngoài da của nó cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.

6. Tỉnh rượu

Ăn chạch sau khi uống rượu giúp tinh thần tỉnh táo, có thể giảm bớt các thiệt hại của rượu gây ra cho gan. Người hay uống rượu bia thì nên bổ sung món ăn này vào thực đơn hàng tuần.

7. Phòng chống ung thư

Nghiên cứu cho thấy, chạch rất giàu vitamin A, B, C và canxi, sắt… Đây là những chất cần thiết cho cơ thể để góp phần ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, nhiều người xem chạch là thực phẩm quý báu cần có trên mâm cơm của gia đình.

Lưu ý: Chạch có thể chế biến đa dạng, có thể kho, hấp, nướng, xào, nấu cùng với các thực phẩm khác. Chỉ cần tránh nấu với cua, thịt chó, tiết chó là được. Người mắc bệnh âm hư hỏa thịnh cũng không nên ăn nhiều.

Cách chế biến đặc biệt: Canh chạch đậu phụ

Nguyên liệu:

  • Chạch 500 gram
  • Đậu phụ 2 miếng
  • 2 lát gừng
  • rau mùi 50g
  • dầu, muối vừa đủ.

Cách làm:

  1. Rửa sạch chạch
  2. Mổ bỏ nội tạng
  3. Chiên rán sơ qua với dầu ăn.
  4. Nấu nước sôi lên, cho chạch đã chiên, đậu phụ, gừng vào, nấu lửa nhỏ khoảng 30 phút.
  5. Cho thêm rau thơm đã rửa sạch, muối và gia vị theo sở thích và thưởng thức nóng ấm.

Món ăn này có thể cho trẻ 1-2 tuổi ăn để bổ sung dinh dưỡng, giúp trẻ khỏe mạnh, ngủ ngon, chữa bệnh đổ mồ hôi đêm.

Theo phunugiadinh/Health Pingguo/HQ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...