Đòn tấn công bí ẩn làm lộ lỗ hổng lớn của hệ thống phòng không NATO

GD&TĐ - Một cuộc tấn công tên lửa bất thường nhằm vào Ukraine đã cho thấy sự bất lực của các hệ thống phòng không và mạng lưới trinh sát của NATO.

Đòn tấn công bí ẩn làm lộ lỗ hổng lớn của hệ thống phòng không NATO

Trong ngày 14/1/2022, ngay từ sáng sớm, các mạng xã hội của Ukraine đã tràn ngập thông báo về việc diễn ra những cuộc tấn công tên lửa, đi kèm nhiều vụ nổ ở ghi nhận khu vực Kyiv và Mikolaiv. Chính quyền đã im lặng trong một thời gian dài, họ không vội đưa ra bình luận rõ ràng về những gì đã xảy ra.

Sau đó Thống đốc khu vực Kyiv - ông Oleksiy Kuleba nói rằng trận không kích đã giáng xuống một cơ sở hạ tầng quan trọng. Tiếp theo, Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng xác nhận thông tin trên. Nhưng điều kỳ lạ nằm ở chỗ các hệ thống cảnh báo sớm đơn giản là không hoạt động.

Giới quan sát cho rằng một trong những điều phải lưu ý chính là các hệ thống phòng không tối tân do NATO sản xuất và trang bị cho Lực lượng vũ trang Ukraine đã không phản hồi, thậm chí ngay cả cảnh báo phòng không cũng chẳng được đưa ra.

Nguyên nhân có thể là do Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa siêu thanh nên hệ thống phòng không của Ukraine hoàn toàn không phản ứng, bởi chúng không được thiết kế để chống lại mục tiêu như vậy.

Hiện tại bầu trời Ukraine được bảo vệ bởi nhiều hệ thống phòng không khác nhau có xuất xứ phương Tây do Mỹ, Anh, Đức và các thành viên khác của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sản xuất.

Theo đánh giá, nếu Nga thực sự sử dụng tên lửa siêu thanh thì các quốc gia phương Tây đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng - những hệ thống phòng không hiện đại hàng đầu của họ tỏ ra bất lực trước loại vũ khí này.

Nếu thông tin trên chính xác thì chỉ có một kết luận cho tình hình vừa diễn ra: Khi đối mặt với tên lửa siêu thanh của Nga, các hệ thống phòng thủ như IRIS-T hay NASAMS hóa ra đều bị "điếc và mù".

Hệ thống phòng không IRIS-T của Ukraine bị chỉ trích vì không đưa ra được phản ứng cần thiết.

Hệ thống phòng không IRIS-T của Ukraine bị chỉ trích vì không đưa ra được phản ứng cần thiết.

Một điều kỳ lạ khác đó là chính quyền Ukraine trong ngày 14/1 không thể đưa ra ước tính chính xác về việc có bao nhiêu vật thể bị bắn trúng. Phải tới buổi tối, Bộ trưởng Năng lượng của đất nước - ông German Galushchenko mới nói rằng một vài cơ sở hạ tầng đã bị hư hại ở 5 khu vực của Ukraine.

Điều đáng nói tiếp theo là ngoài hệ thống phòng không, mạng lưới trinh sát của NATO cũng chẳng thể giúp ích gì cho Ukraine, bất chấp các nước thành viên mới đây đã quyết định gửi 3 máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AWACS) E-3 Sentry tới căn cứ không quân Otopeni và chúng liên tục hoạt động nhằm trợ giúp Kyiv.

Bên cạnh máy bay AWACS, Mỹ và các đồng minh còn triển khai nhiều hệ thống trinh sát điện tử trên không rất tối tân, chẳng hạn như phi cơ RC-135V Rivet Joint hay RQ-4B Global Hawk... chúng lẽ ra phải nhận biết được mọi vụ phóng tên lửa của Nga.

Không loại trừ khả năng những phương tiện nói trên đã bị gây nhiễu bởi các tổ hợp tác chiến điện tử Nga như R-330Zh Zhitel hay Krasukha-4... khiến chúng chẳng biết làm cách nào để truyền thông tin tình báo cần thiết cho các hệ thống phòng không có xuất xứ NATO bố trí trên đất Ukraine.

Theo PolitRussia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.