Tên lửa R-37M gây ác mộng cho phi công Ukraine

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cặp bài trùng tiêm kích tàng hình Su-57 và tên lửa không đối không tầm xa R-37M của Nga đã gây rất nhiều khó khăn cho các phi công Ukraine.

Tên lửa R-37M gây ác mộng cho phi công Ukraine

Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Anh, Nga "gần như chắc chắn đã sử dụng" các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 Felon trong chiến dịch quân sự đặc biệt (NWO) ở Ukraine.

Thông tin trên mặc dù không được hỗ trợ bởi bằng chứng chắc chắn, nhưng đây chẳng phải lần đầu tiên tiêm kích tiên tiến nhất của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga (VKS) thể hiện vai trò trong cuộc xung đột, ấn phẩm The Drive cho biết.

Các nhà phân tích của tờ báo Mỹ nhận xét, tính năng tàng hình của Su-57 giải thích lý do tại sao cho tới lúc này vẫn chưa có bằng chứng nào từ các nguồn độc lập cho thấy nó đã bay qua lãnh thổ Ukraine.

Đồng thời, cần lưu ý đến tấm ảnh vệ tinh được Bộ Quốc phòng Anh công bố vào ngày 25/12/2022, cho thấy 5 chiếc Su-57 đóng tại căn cứ không quân Akhtubinsk, gần Astrakhan, phía Nam Liên bang Nga, "có thể đã tham gia hoạt động quân sự chống lại Ukraine".

Sự hiện diện của những chiếc Su-57 ở Akhtubinsk là điều không thể chối cãi, nhưng thật khó để hiểu làm thế nào mà tấm ảnh này lại có thể dùng làm bằng chứng cho việc chúng được sử dụng trong khuôn khổ NWO.

Các tiêm kích tàng hình Su-57 hiện diện tại căn cứ không quân Akhtubinsk ngày 25/12/2022.

Các tiêm kích tàng hình Su-57 hiện diện tại căn cứ không quân Akhtubinsk ngày 25/12/2022.

Vương quốc Anh và các đồng minh đang theo dõi tình hình rất chặt chẽ, họ sử dụng tất cả các hình thức thu thập thông tin tình báo, từ ảnh vệ tinh đến câu chuyện của các phi công Ukraine.

Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga sử dụng một cách tiếp cận cực kỳ thận trọng nhưng hợp lý để tiến hành "cuộc chiến trên không". Đơn giản là họ không cần phải mạo hiểm với phi công và máy bay của mình trên bầu trời Ukraine khi đủ khả năng đạt được điều mình muốn từ khoảng cách xa hơn.

Tờ The Drive nói rõ: "Trong trường hợp Su-57, tên lửa không đối không R-37M với tầm bắn 300 km đặc biệt phù hợp trong tình huống đối đầu. Loại vũ khí mà một phi công Ukraine mô tả là 'cực kỳ nguy hiểm', dường như lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu vào mùa hè năm ngoái".

"Tuy nhiên, ngay cả tên lửa R-77-1 với tầm bắn 110 km, trong một số tình huống cũng có khả năng tấn công máy bay Ukraine 'từ ngoài tầm nhìn'. Trong khi đó, tên lửa K-77M đang được phát triển cho Su-57 sẽ có tầm bay gấp đôi so với bản cơ sở R-77".

Một trong những phi công được phỏng vấn của Không quân Ukraine phàn nàn: "Tất nhiên nếu bạn đang cơ động nhằm cố gắng thoát khỏi tên lửa thì bạn sẽ không thể thực hiện một cuộc oanh kích vào mục tiêu mặt đất của đối phương, vì vậy trò chơi vẫn rất căng thẳng và mạo hiểm. Nhưng nếu bạn không biết về vụ phóng tên lửa, bạn sẽ bị tiêu diệt".

Ngoài một số tên lửa không đối không mạnh mẽ, Su-57 có thể tạo dựng tên tuổi của mình trên chiến trường Ukraine bằng cách sử dụng các loại vũ khí không đối đất tầm xa. Chúng bao gồm tên lửa hành trình tàng hình Kh-69 với tầm bắn lên tới 290 km hoặc tên lửa chống radar Kh-58UShK tầm xa 250 km.

Các loại vũ khí dẫn đường chính xác đang có nhu cầu lớn trong Lực lượng vũ trang Nga, vì vậy Su-57 có thể được sử dụng khi cần thiết. Hiện tại tờ The Drive không thể xác nhận sự tham gia của Su-57 trong chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhưng nhiều chuyên gia chắc chắn rằng điều này là có thể.

Theo The Drive

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".