Đối tượng giết người ‘sa lưới’ sau 35 năm lẩn trốn

GD&TĐ - 35 năm trước, sau khi cùng đồng bọn gây nên cái chết cho 3 người dân, Đỗ Hiền Lương đã bỏ trốn, thay tên đổi họ và lấy vợ, sinh con.

Đỗ Hiền Lương bị bắt sau 35 năm lẩn trốn.
Đỗ Hiền Lương bị bắt sau 35 năm lẩn trốn.

Ngày 13/8, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, các trinh sát của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ Đỗ Hiền Lương (SN 1958, ở xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa) là đối tượng bị truy nã về tội giết người cách đây 35 năm.

Theo hồ sơ vụ án, ngày 9/2/1989, do mâu thuẫn với một số người thu phí tại cầu phao Vồm thuộc địa bàn xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa, Đỗ Hiền Lương đã mang theo lựu đạn cùng đồng bọn đến khu vực cầu phao Vồm để giải quyết mâu thuẫn.

Tại đây, Đỗ Hiền Lương đã rút chốt lựu đạn ném vào người dân xã Thiệu Khánh làm 3 người chết tại chỗ và 3 người bị thương nặng. Sau khi gây án, 11 đối tượng trong nhóm của Lương đã bị bắt giữ, riêng Lương đã trốn thoát.

Trong quá trình lẩn trốn, Lương thường xuyên thay đổi địa điểm cư trú, làm việc tại rất nhiều địa phương tại các tỉnh phía Nam. Đối tượng đã đổi tên thành Lê Văn Sáng và xin vào làm việc tại Nông trường sông Hậu và lấy vợ, sinh sống ở TP Cần Thơ.

Cuối tháng 7/2024, từ thông tin ở TP Cần Thơ về một đối tượng có đặc điểm giống Đỗ Hiền Lương, các trinh sát của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng xác minh và phối hợp với Công an TP Cần Thơ địa phương khoanh vùng, truy vết và đã truy bắt thành công đối tượng. Tại thời điểm bị bắt, vợ con của đối tượng cũng bất ngờ về nhân thân của Đỗ Hiền Lương.

Cơ quan Công an đang hoàn tất hồ sơ để xử lý theo quy định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khói thuốc lá, thuốc lá điện tử ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. (Ảnh: ITN)

Áp dụng 'kế' hay, chia tay khói thuốc

GD&TĐ - Để cai thuốc lá và thuốc lá điện tử hiệu quả, cần có sự kết hợp giữa hai yếu tố quan trọng: nỗ lực cá nhân và sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Lớp tiểu học tại TPHCM năm học 2017 - 2018. Ảnh tư liệu: Mạnh Tùng

'Hổng dám đâu, em còn phải học bài'

GD&TĐ - Với mục tiêu đưa tất cả trẻ em đến trường, TPHCM đã triển khai công tác phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1995, mở ra cơ hội học tập cho những em có hoàn cảnh khó khăn.