Đối tượng được nhận trợ cấp lần đầu

GD&TĐ - Độc giả hỏi về đối tượng được nhận trợ cấp lần đầu theo Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Tôi là giáo viên, công tác tại địa bàn xã loại III, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg) từ tháng 11/2016 tới nay. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP, người đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu khi đủ 3 năm công tác với nữ và đủ 5 năm công tác với nam.

Tuy nhiên, theo Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/12/2019, thay thế Nghị định 116/2010/NĐ-CP thì: “Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp…”, trong đó có trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở. Xin hỏi, tôi có thuộc đối tượng được nhận trợ cấp lần đầu theo Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP không? Nguyễn Đức Khang duckhang***@gmail.com)

* Trả lời:

Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thay thế Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong đó, tại Điều 6 Nghị định này đã quy định trợ cấp lần đầu khi đến nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nếu bạn chưa nhận trợ cấp lần đầu quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp lần đầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP. Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan quản lý công chức, viên chức của của địa phương (Phòng Nội vụ, Sở Nội vụ) để được giải đáp thỏa đáng.

Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục: Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 15, Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Email: bandocgdtd@gmail.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.