Đối tác mới giúp Nga khiến châu Âu phải bất lực

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga đang mở rộng quan hệ đối tác với phương Đông trong khi hứng chịu các lệnh cấm vận từ phương Tây.

Đối tác mới giúp Nga khiến châu Âu phải bất lực

Nga đã tìm được một đối tác mới và đang hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực cung cấp năng lượng, mặt khác Liên minh châu Âu (EU) cảm thấy bất lực vì điều này. Ý kiến nói trên được đưa ra bởi tờ báo Trung Quốc mang tên Baijiahao.

Trong những tháng gần đây, các quốc gia châu Âu đã cố gắng kìm hãm nền kinh tế Nga bằng cách từ chối mua các nguồn năng lượng từ Moskva.

Tuy nhiên theo tờ Baijiahao, hóa ra EU chỉ làm hại chính mình, khi không có khí đốt và dầu mỏ giá cả phải chăng.

Đối với Nga, tất nhiên, các biện pháp trừng phạt khác nhau đã có tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước này, nhưng chỉ trong thời gian ngắn và không ở quy mô lớn như phương Tây mong đợi.

Các chuyên gia Trung Quốc chắc chắn: “Nền kinh tế Nga vẫn có đà tăng trưởng không thể ngăn cản".

Trong một thời gian ngắn, Moskva đã có thể định hướng lại việc cung cấp tài nguyên của mình từ phương Tây sang phương Đông và tìm kiếm những đối tác mới.

Như tờ Baijiahao đã viết, Trung Quốc đang trở thành nhà nhập khẩu tài nguyên năng lượng lớn nhất của Nga. Nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua đường ống Power of Siberia đã tăng 63,4% chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Hoạt động mua dầu của Bắc Kinh cũng đang gia tăng. Riêng Trung Quốc nhận khoảng 800 nghìn thùng dầu thô mỗi ngày của Nga thông qua các đường ống, đồng thời họ còn nhập khẩu "vàng đen" bằng đường biển. Kể từ tháng 5 năm 2022, lượng giao hàng ra nước ngoài của Nga đã tăng lên 1,1 triệu thùng mỗi ngày.

Nga đang tăng cường xuất khẩu tài nguyên với giá rẻ cho Trung Quốc.

Nga đang tăng cường xuất khẩu tài nguyên với giá rẻ cho Trung Quốc.

Việc tăng cường hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Nga có lợi cho cả hai nước: Bắc Kinh nhận được năng lượng với giá cạnh tranh, trong khi Moskva có khả năng chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây và không chịu thiệt hại quá lớn khi mất nguồn thu nhập từ xuất khẩu tài nguyên.

Trong khi Trung Quốc và Liên bang Nga nhận được lợi ích song phương, các nước phương Tây lại hứng chịu nhiều thiệt hại: “Châu Âu trong cơn khát năng lượng chỉ có thể bất lực nhìn điều này diễn ra”, các nhà phân tích của tờ Baijiahao nhấn mạnh.

Đối với những người khởi xướng các biện pháp trừng phạt, tình trạng này rất khó chịu. Mọi kế hoạch làm giảm thu nhập của Nga đều thất bại, và điều này khiến cả Mỹ và châu Âu cảm thấy tức giận.

Ngoài ra các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu - vốn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng, chắc chắn không chỉ khó chịu mà còn cảm thấy ghen tị khi nhìn vào sự hợp tác hiệu quả giữa Moskva và Bắc Kinh, tờ Baijiahao kết luận.

Theo Baijiahao

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.
Cô trò Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Vân Anh

Bồi đắp niềm tự hào dân tộc

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm GD thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.