Moscow có thể hưởng lợi lớn khi bị phương Tây tấn công?

GD&TĐ - Những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt mà phương Tây áp đặt có thể mang lại... lợi ích cho Nga?

Moscow có thể hưởng lợi lớn khi bị phương Tây tấn công?

Moscow có khả năng tận dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga và những hành động không thân thiện khác của phương Tây. Quan điểm nói trên được chuyên gia chính trị, cựu nhân viên Nhà Trắng - ông Paul Craig Roberts bày tỏ trong một bài phân tích đăng tải trên ấn phẩm PolitRussia.

Theo ông Roberts, tồn tại một số lợi thế đối với Nga và Trung Quốc khi hai nước này hứng chịu những đợt tấn công mãnh liệt từ Mỹ hay Liên minh châu Âu, họ thậm chí còn tận dụng được thách thức để biến chúng thành cơ hội. Chuyên gia người Mỹ tin rằng Moscow và Bắc Kinh hoàn toàn có thể hưởng lợi từ những gì đang diễn ra.

Những biện pháp trừng phạt chống Nga đang được Mỹ và các đồng minh thắt ngày một chặt hơn.

Những biện pháp trừng phạt chống Nga đang được Mỹ và các đồng minh thắt ngày một chặt hơn.

Cựu nhân viên Nhà trắng lưu ý rằng chủ nghĩa toàn cầu chưa bao giờ là một cách để Washington khai thác phần còn lại của thế giới. Hiện tại, các quốc gia phương Tây đang làm mọi cách duy trì quyền bá chủ của họ.

Nhưng ngày nay, khi các biện pháp trừng phạt khác nhau được đưa ra đối với Moscow, châu Âu buộc phải từ bỏ nguồn năng lượng giá rẻ và các doanh nghiệp hàng đầu của phương Tây cũng phải rời khỏi thị trường Nga, chủ nghĩa toàn cầu đã chấm dứt và cùng với đó là sự chi phối của đồng USD.

Ông Roberts viết: “Nga và Trung Quốc, cũng như các quốc gia phụ thuộc vào năng lượng của Nga, hàng hóa và tài chính của Trung Quốc, đã tách rời khỏi những nỗ lực của Washington nhằm thống nhất thế giới dưới quyền bá chủ của Hoa Kỳ".

Ngày nay, nước Mỹ là một cực chi phối nhỏ hơn nhiều trên trường quốc tế so với thời kỳ Tổng thống Reagan cầm quyền, cựu nhân viên Nhà Trắng nhấn mạnh (ông Paul Craig Roberts là người làm việc trong chính quyền Ronald Reagan).

Nga cũng như Trung Quốc có thể và nên được hưởng lợi từ điều này. Đặc biệt là khi Mỹ không chỉ mất đi sự thống trị toàn cầu mà còn gặp phải những vấn đề nội bộ sâu sắc, liên quan đến tình trạng phân biệt chủng tộc còn nhức nhối, cũng như dòng người di cư và tình trạng bị xem là thu hẹp quyền tự do ngôn luận, vốn bị các đại diện của Đảng Dân chủ khởi xướng.

Tuy vậy vẫn cần thời gian để kiểm chứng nhận định do cựu nhân viên Nhà Trắng đưa ra, khi chưa có gì đảm bảo Nga được hưởng lợi từ những biện pháp bao vây cấm vận.

Thậm chí thực tế còn có vẻ đang diễn ra ngược lại khi nền kinh tế Nga bộc lộ rõ dấu hiệu suy thoái, trong khi Mỹ và phương Tây ngày càng thắt chặt trừng phạt, khiến nhiều quốc gia được xem là đồng minh của Moscow cũng phải lảng tránh quan hệ với Điện Kremlin.

Theo PolitRussia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ