Đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy Giáo dục Quốc phòng

GD&TĐ - Đổi mới phương pháp giảng dạy và học, thống nhất nội dung trên toàn quốc là một trong những trọng điểm được Vụ GDQPAN (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh.

Bộ GD&ĐT ngày 12/7 tổ chức khai mạc lớp “Tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh năm 2023” tại Trung tâm GDQP-AN Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, Thiếu tướng, TS. Trần Ngọc Thanh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh (Bộ GD&ĐT) - cho biết: GDQP-AN cho học sinh, sinh viên luôn có vai trò quan trọng trong đường lối cách mạng của Đảng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thiếu tướng, TS. Trần Ngọc Thanh phát biểu tại lễ khai mạc hôm 12/7.

Thiếu tướng, TS. Trần Ngọc Thanh phát biểu tại lễ khai mạc hôm 12/7.

GDQP-AN thời gian qua về cơ bản đã đi vào nền nếp, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Học sinh, sinh viên đã được trang bị tốt về tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, những kĩ năng quân sự cần thiết, có ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp một số tồn tại, bất cập như: Chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn theo quy định, giáo trình môn học GDQPAN cho sinh viên chậm được ban hành, cơ sở vật chất, vũ khí trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ.

Do đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch tập huấn cán bộ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học GDQPAN các cơ sở GD-ĐT, các trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học tự chủ, Trung tâm GDQPAN năm 2023.

Phát biểu trước toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên Giáo dục quốc phòng và an ninh đại diện cho 31 Sở giáo dục và đào tạo, 18 Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, 28 cơ sở giáo dục đại học tự chủ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn từ thành phố Đà Nẵng trở vào.

Lớp tập huấn diễn ra trong 3 ngày, từ 11-14/7/2023 với sự tham dự các cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên Giáo dục quốc phòng và an ninh đại diện cho 31 Sở giáo dục và đào tạo, 18 Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, 28 cơ sở giáo dục đại học tự chủ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Quang cảnh lớp tập huấn ngày 12/7.

Quang cảnh lớp tập huấn ngày 12/7.

Nhấn mạnh tầm quan trọng và cần thiết của lớp tập huấn, Thiếu tướng, TS. Trần Ngọc Thanh yêu cầu toàn thể học viên sau khi về đơn vị cần chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy và học. Cùng đó, nội dung giảng dạy theo từng cấp học, đối tượng học cũng cần thống nhất triệt để trên toàn quốc.

“Các học viên tham gia tập huấn cần chấp hành nghiêm các quy định, lĩnh hội đầy đủ nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy môn học, để sau khi về đơn vị sẽ tổ chức tập huấn lại cho các đồng chí giáo viên, giảng viên đơn vị mình” – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng lưu ý.

Được biết, trong chương trình tập huấn, các học viên sẽ được tiếp cận, tìm hiểu một số chuyên đề cơ bản, như: Những vấn đề cơ bản về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Phòng, chống một số loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên; Tổ chức phương pháp thực hành huấn luyện bài điều lệnh đội ngũ tiểu đội (phần từng người không có súng); Tổ chức, phương pháp thực hành huấn luyện kỹ thuật cấp cứu chuyển thương; Hướng dẫn, thống nhất một số nội dung của sách giáo khoa GDQPAN lớp 11.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.