Đổi mới hoạt động giáo dục ở Trường Mầm non xã Na Ư

GD&TĐ - Với nỗ lực đổi mới, Trường Mầm non xã Na Ư đã đạt được nhiều thành tích, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng biên.

Cô trò Trường Mầm non xã Na Ư thích thú trong hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Cô trò Trường Mầm non xã Na Ư thích thú trong hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tích cực đổi mới

Được thành lập từ năm 2004, Trường Mầm non xã Na Ư, huyện Điện Biên đã không ngừng nỗ lực, cố gắng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Năm 2015, Trường Mầm non xã Na Ư đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Thẩm định lại sau 5 năm, nhà trường duy trì chuẩn Quốc gia mức độ 1 và được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.

Theo cô Phạm Bích Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Na Ư chia sẻ: Xã biên giới Na Ư còn nhiều khó khăn, giao thông đi lại giữa các điểm trường không thuận lợi. Địa bàn dân cư nằm rải rác, đời sống kinh tế, nhận thức của nhân dân và phụ huynh chưa cao. Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc đóng góp các khoản xã hội hóa, huy động trẻ nhà trẻ ra lớp cũng như trong công tác tổ chức nuôi ăn bán trú...

mn-na-u-3.png
Môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp Trường Mầm non xã Na Ư luôn duy trì chất lượng giáo dục toàn diện.

Mặc dù còn nhiều khó khăn song nhiều năm liền Trường Mầm non xã Na Ư được công nhận Tập thể Lao động xuất sắc. Nhà trường được tặng nhiều Bằng khen, giấy khen vì có nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ và các phong trào thi đua.

Để có được kết quả đó, theo cô Phạm Bích Nguyệt, nhà trường đã tích cực trong việc đổi mới trong tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non (GDMN). “Việc phát triển và đánh giá Chương trình GDMN được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả, gắn với điều kiện thực tiễn địa phương. Nhà trường xây dựng bộ công cụ để đánh giá chương trình. Cùng với đó, tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN” – cô Nguyệt cho biết.

mn-na-u-2.jpg
Học sinh trải nghiệm tại vườn rau nhà trường.

Nhằm phát triển lồng ghép chương trình và đánh giá trẻ theo Chương trình GDMN, cán bộ, giáo viên nhà trường được tham gia tập huấn về chuyên môn, có kiến thức và kĩ năng sư phạm. Cùng với đó, tích cực tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo.

Nhà trường tiếp tục triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại tất cả các khối lớp. Tích cực tạo cảnh quan môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khám phá theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi.

“Chúng tôi tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế trường, lớp và khả năng của trẻ. Đồng thời, tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ; chú trọng hình thành phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ” – cô Nguyệt cho biết thêm.

Lấy chất lượng làm thước đo

Là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, trong những năm qua, Trường Mầm non xã Na Ư luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó, góp phần thay đổi diện mạo, chất lượng giáo dục vùng biên Na Ư.

Năm học 2024 – 2025, nhà trường có 6 điểm trường, 13 lớp với 218 trẻ. Nhà trường luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền huy động học sinh ra lớp. Duy trì và mở rộng quy mô lớp, số lượng học sinh trên địa bàn xã với tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đạt 100%; học sinh nhà trẻ ra lớp đạt 62,5% vượt chỉ tiêu giao 8,5%.

mn-na-u-4.png
Cô trò Trường Mầm non xã Na Ư trải nghiệm không khí ngày Tết trong hội chợ xuân.

Với 100% trẻ là đồng bào Mông, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ luôn được nhà trường chú trọng. Cô Đinh Thị Hồng – Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Chúng tôi đã triển khai lồng ghép nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ trong các hoạt động giáo dục hàng ngày. Tạo môi trường tiếng Việt phong phú, tăng cường giao tiếp bằng tiếng Việt. Khuyến khích phụ huynh tăng cường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt để nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ. Song song với đó, khuyến khích giáo viên sử dụng song ngữ trong quá trình dạy tiếng Việt để trẻ tiếp thu nhanh hơn, nhớ lâu và mạnh dạn hơn”.

Đặc biệt, nhà trường tổ chức tốt các hoạt động chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1. Thường xuyên trao đổi với giáo viên trường tiểu học để chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Theo đó, giáo viên được tham gia sinh hoạt chuyên môn liên cấp Tiểu học - Mầm non. Tổ chức cho trẻ thăm quan trường tiểu học. Thường xuyên giáo dục kỹ năng sống; năng khiếu cho trẻ. Nhờ đó, các mục tiêu phát triển cuối độ tuổi của trẻ em 5 tuổi qua các năm nhà trường đều đạt 100%.

“Nhà trường luôn chú ý quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được vui chơi và học tập. Giáo viên chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học trước khi lên lớp, linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ, lấy chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ làm thước đo để cố gắng hoàn thiện. Từ đó, trẻ được hoạt động một cách tích cực, trẻ có kỹ năng ứng xử có văn hóa, tự phục vụ bản thân, tự bảo vệ mình” – cô Hồng thông tin.

mn-na-u-5.png
Trẻ thích thú trải nghiệm các trò chơi dân gian.

Trong năm học, nhà trường đã thực hiện tốt các nội dung phát động phong trào thi đua yêu nước của ngành. Từ đó, cụ thể hóa bằng các phong trào thi đua trong nhà trường để tạo được động lực động viên, khích lệ giáo viên như: dạy tốt, trang trí lớp đẹp, làm đồ dùng đồ chơi...

Cũng theo cô Hồng, để nâng cao chất lượng giáo dục thì chất lượng đội ngũ đóng vai trò then chốt. Vì vậy, toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên đều tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục.

mn-na-u-6.png
Trường Mầm non xã Na Ư khánh thành nhà trải nghiệm cho học sinh.

“Chúng tôi phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường phù hợp với trình độ, năng lực, điều kiện của từng người. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên chủ nhiệm, quy trách nhiệm rõ ràng trong mọi công việc. Khuyến khích và tạo điều kiện cho đội ngũ tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tăng cường công tác quản lý chuyên môn. Đồng thời, chỉ đạo giáo viên cốt cán của các tổ, khối giúp đỡ, kèm cặp những giáo viên còn hạn chế về chuyên môn” – cô Đinh Thị Hồng cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh vụ thử bom nguyên tử tại sa mạc Nevada.

'Hoa hậu bom nguyên tử' là ai?

GD&TĐ - Bảo tàng Nguyên tử ở Mỹ cuối cùng đã công bố danh tính người mẫu trong bức ảnh nổi tiếng 'Hoa hậu bom nguyên tử' được chụp năm 1957.

Những trang sách được trình bày hấp dẫn. Ảnh: Tấn Quyết

Từ trang sách: Vi vu vườn nhà

GD&TĐ - Với tác phẩm 'Chuyến du xuân trong vườn nhà', độc giả sẽ dễ dàng nhận thấy khu vườn nhà không chỉ gồm các loài thực vật, hay một số loài chim...

Học sinh quận Hoàng Mai tham dự cuộc thi “Sứ giả du lịch” năm học 2024 - 2025.

Giúp học sinh thêm yêu Hà Nội

GD&TĐ - Những năm qua, cuộc thi “Sứ giả du lịch” được ngành GD-ĐT Hà Nội triển khai rộng khắp tại các nhà trường.