Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

GD&TĐ - “Phát huy năng lực của người học, vận dụng có hiệu quả kiến thức và thực tiễn, đáp ứng cho việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chính vì vậy chương trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm cần phải được hiệu chỉnh cho phù hợp nhằm cung cấp sản phầm đầu ra cho ngành giáo dục – đạo tạo những người thầy có đủ trình độ và năng lực vận hành có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới”, PGS.TS. Trần Xuân Bách – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) nhìn nhận.

Sinh viên ngành sư phạm cần được trang bị, rèn luyện hệ thống các năng lực, kỹ năng, cùng với các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Sinh viên ngành sư phạm cần được trang bị, rèn luyện hệ thống các năng lực, kỹ năng, cùng với các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Xây dựng định hướng cho chương trình giáo dục

Theo PGS.TS. Trần Xuân Bách – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), một xã hội phát triển theo nền kinh tế tri thức dựa trên tri thức đòi hỏi yêu cầu cơ bản là phải có đội ngũ giáo viên có trình độ của người giáo viên và chất lượng giáo dục ngày càng cao.

Xu thế toàn cầu hóa về giáo dục đặt ra cho nhà trường phổ thông hiện nay nhiệm vụ phải đào tạo học sinh trở thành những người có khả năng sống, làm việc, và mưu cầu hạnh phúc trong một thế giới luôn có nhiều thay đổi. Giáo viên trong nhà trường phổ thông là những người có vị thế quan sát một cách rõ ràng nhất những tác động của chương trình đào tạo tới thế hệ trẻ.

PGS.TS. Trần Xuân Bách chia sẻ: Nhà giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai - những người chuẩn bị những công dân toàn cầu cho một thế giới luôn thay đổi, vì vậy mục tiêu đào tạo người thầy mới phải đáp ứng yêu cầu luôn mới. Giáo viên nói riêng, nhà trường phổ thông nói chung là người có vị thế quan sát một cách rõ ràng nhất những tác động của nhà trường tới thế hệ trẻ. Do vậy, các cơ sở đào tạo giáo viên tương lai cần chú trọng đào tạo người giáo viên có tầm nhìn hướng ra thế giới, có bản lĩnh và có hoài bão.

Để có thể đạt được những mục tiêu trên, các cơ sở đào tạo giáo viên tương lai khi phát triển chương trình đào tạo giáo viên cần hướng vào việc phát triển năng lực cũng như nâng cao phẩm chất cho giáo viên tương lai để họ có thể đáp ứng các yêu cầu của một nền giáo dục luôn thay đổi.

Theo đó, các trường sư phạm cần có những định hướng chính cho chương trình giáo dục. Nhà trường phổ thông có trách nhiệm đảm bảo cho mọi công dân được trang bị những kiến thức đủ để tìm cho mình một vị trí phù hợp trong công việc, trong gia đình và trong cộng đồng.

Để đạt được mục tiêu này, nhà trường, từng giáo viên phải nhận biết đặc điểm của từng học sinh trong tập thể học sinh ngày càng đa dạng, giúp các em theo những lộ trình khác nhau tiến tới thành công trong học tập. Tất cả học sinh học xong bậc phổ thông cần có tấm bằng tốt nghiệp, được xem như tờ giấy thông hành để bước vào cuộc sống của người trưởng thành. Các em có thể học tiếp ở bậc đại học hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ giáo viên

Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
 

Theo PGS.TS. Trần Xuân Bách, để có thể thực hiện được những nhiệm vụ trên, các cơ sở đào tạo giáo viên tương lai cần hướng vào những phẩm chất, năng lực như: có tầm nhìn hướng ra thế giới, có bản lĩnh và hoài bão là những năng lực chủ đạo của chương trình đào tạo giáo viên phổ thông của Việt Nam trong bối cảnh thay đổi.

Ba năng lực cơ bản của người giáo viên thế kỉ 21 (tầm nhìn hướng ra thế giới, hoài bão, bản lĩnh) là cơ sở để xác định 4 định hướng (giáo dục tập trung phát triển năng lực; học tập tích hợp; mở cửa trường đại học ra xã hội; đánh giá thúc đẩy quá trình học tập) cho chương trình giáo dục đào tạo giáo viên trong bối cảnh thay đổi.

Bốn định hướng này giúp hình thành 2 nhóm năng lực cần có của một người giáo viên phổ thông. Những năng lực liên quan đến chuyên môn và nghiệp vụ của người giáo viên, để phát triển trí tuệ, phương pháp luận, phát triển cá nhân, kĩ năng giao tiếp, truyền thông và các kĩ năng mềm khác. Nhóm năng lực này được hình thành thông qua các môn học cụ thể.

Còn nhóm các năng lực chung là các năng lực xuyên suốt chương trình giáo dục có đặc trưng chung là được thẩm thấu vào các môn học khác nhau, có phạm vi lớn hơn các môn học và gắn liền với bối cảnh, hình thức tổ chức dạy – học, phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các môn học khác nhau.

Chương trình giáo dục đào tạo giáo viên phổ thông xác định 7 năng lực (gồm: Năng lực trí tuệ (khai thác, sử dụng thông tin; giải quyết vấn đề; tư duy phê phán); Năng lực phương pháp luận (tìm kiếm phương pháp làm việc hiệu quả; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông); Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp thành công bằng ngôn ngữ, ngoại ngữ, phương tiện xuyên suốt chương trình giáo dục). Trong đó, năng lực trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong học tập và liên quan tới tất cả các môn học.

Mặc dù có thể có một số môn học có ưu thế hơn để rèn luyện năng lực này, song nếu biết khai thác tất cả các môn học có trong chương trình đào tạo giáo viên đều có thể tạo khả năng để sinh viên huy động và phát triển năng lực trí tuệ.

PGS.TS. Trần Xuân Bách nhìn nhận: Đào tạo giáo viên cho trong bối cảnh thay đổi là một trong những nhiệm vụ mang tính sống còn đối với hệ thống giáo dục Việt Nam, vì đây là lực lượng quyết định tới chất lượng giáo dục, tới công cuộc đổi mới một cách căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.

Đó là những người có tầm nhìn hướng ra thế giới, có bản lĩnh của một công dân, một nhà chuyên môn, một nhà khoa học giáo dục và luôn có hoài bão vươn lên trong một thế giới luôn biến đổi. Họ được trang bị, rèn luyện hệ thống các năng lực: năng lực trí tuệ, năng lực phương pháp luận, năng lực cá nhân và xã hội, năng lực giao tiếp cùng với các năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.

“Để có thể thực hiện được những nhiệm vụ đó, các cơ sở đào tạo giáo viên tương lai khi phát triển chương trình giáo dục cần hướng vào những phẩm chất, năng lực để đáp ứng yêu cầu của một nên giáo dục luôn thay đổi. Với hệ thống những năng lực cơ bản, người giáo viên sẽ có đủ khả năng đào tạo những lớp học sinh phổ thông Việt Nam trở thành những công dân của thế kỷ 21, sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động hoặc học cao hơn trong một thế giới không ngừng biến động. Đó sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực có năng lực cạnh tranh trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế”, PGS.TS. Trần Xuân Bách bày tỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Joshua Zirkzee đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Arsenal.

Arsenal nhắm tiền đạo của Bayern Munich

GD&TĐ - Theo Mirror, Arsenal muốn mời tiền đạo ngôi sao của Bologna - Joshua Zirkzee một bản hợp đồng đến năm 2029, với mức lương hàng năm là 5 triệu Bảng.