Đổi mới đánh giá HS: Đón đầu Chương trình giáo dục phổ thông mới

GD&TĐ - Những quy định từ Thông tư 26 sẽ thay đổi phương pháp, cách học của HS, từ đó giúp các em phát triển năng lực, phẩm chất qua các hoạt động trải nghiệm, dự án, làm việc nhóm.

Tiết dạy môn Ngữ văn của cô Lê Thu Hà - GV Trường THCS Ngô Sỹ Liên (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tiết dạy môn Ngữ văn của cô Lê Thu Hà - GV Trường THCS Ngô Sỹ Liên (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Tiết dạy môn Ngữ văn lớp 8, do cô Lê Thu Hà – giáo viên Trường THCS Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thực hiện diễn ra hấp dẫn, sinh động thông qua hoạt động học tập mới mẻ. Tham gia tiết học, các em được củng cố kiến thức, rèn giũa các kĩ năng: Đọc hiểu, phân tích chi tiết đặc sắc, phân tích nhân vật trong văn bản tự sự. 

Bên cạnh đó, HS còn được trải nghiệm, nhập vai vào các nhân vật trong truyện, tham gia hoạt động thú vị như: Nhật kí đọc, bàn tròn văn học, sân khấu hóa tác phẩm văn học…, qua đó, phát huy sự sáng tạo và những năng lực riêng của từng HS. Trong tiết học, giáo viên thực hiện việc đánh giá, cho điểm kiểm tra thường xuyên qua các bài tập dự án.
Cô Phạm Thu Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Sỹ Liên cho biết: Để chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 6, nhà trường đã tăng cường đổi mới về sinh hoạt chuyên môn, hoạt động kiểm tra; đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Theo cô Hà, Thông tư 26 là bước đệm để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, tất cả môn học đều có đánh giá bằng nhận xét thay vì chỉ ở một số môn học như trước đây. Kết quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ sát với năng lực của HS, giúp các em hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cơ bản cần thiết trong cuộc sống.

Tại tiết học Tiếng Anh của cô Trần Thị Luân - giáo viên Trường THCS Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội), HS được làm việc nhóm, di chuyển xung quanh lớp, trao đổi khám phá nội dung của bài học một cách chủ động. Ngoài việc kiểm tra bằng giấy, cô thường phân công cho HS thuyết trình về các chủ đề liên quan đến bài học trong sách.

Cô Trần Lệ Khanh - Hiệu trưởng Trường THCS Lĩnh Nam cho hay: Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá được nhà trường chủ động thực hiện từ nhiều năm nay. Thông tư 26 ra đời giúp nhà trường chủ động hơn trong thực hiện kế hoạch giáo dục, thi đua khen thưởng và xếp loại, đặc biệt là hồ sơ điểm của HS.

Thông tư giúp giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, sáng tạo trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá và giảm áp lực làm đề, chấm bài, lên điểm, vào điểm. HS có nhiều thời gian tự học, nghiên cứu và có cơ hội bộc lộ năng lực, hiểu biết, các kỹ năng khi tham gia dự án hoặc thực hành, trải nghiệm.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên và phụ huynh HS cũng bày tỏ băn khoăn khi thực hiện Thông tư này, HS sẽ mất dần kỹ năng làm bài kiểm tra bằng giấy. Giải đáp những khúc mắc này, cô Trần Lệ Khanh chia sẻ: Việc đa dạng hình thức đánh giá phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay. Phương pháp đổi mới giáo dục là đánh giá về năng lực của HS.

Do đó, nếu chỉ kiểm tra đơn thuần theo phương pháp truyền thống trên giấy không thể hiện đầy đủ trình độ của các em. Trong tất cả môn học, ngoài việc kiểm tra giấy, các thầy cô cũng thường cho HS thực hành, thảo luận theo nhóm để lấy điểm. Việc làm này giúp các em nhớ bài rất lâu và rèn luyện được ý thức làm việc tập thể. Điều này không chỉ giảm được việc GV phải chấm bài giấy mà còn đánh giá HS được toàn diện, giúp các em thể hiện được năng lực của bản thân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.