Đổi mới bồi dưỡng.... để bắt nhịp với Chương trình, sách giáo khoa mới

GD&TĐ - Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đòi hỏi nhà trường, sinh viên sư phạm phải đồng hành cùng các trường phổ thông trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo.

Các chương trình bồi dưỡng cần phát huy thế mạnh của việc tự học và nhu học tập suốt đời, mọi nơi, mọi lúc. Ảnh minh họa/internet
Các chương trình bồi dưỡng cần phát huy thế mạnh của việc tự học và nhu học tập suốt đời, mọi nơi, mọi lúc. Ảnh minh họa/internet

Bồi dưỡng… không phải có sách giáo khoa mới

Đó là chia sẻ của TS Hoàng Thị Hạnh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Theo đó, ngay từ bây giờ, bằng các nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực chung cần cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ đổi mới mà Bộ đang triển khai không phải đợi đến lúc có sách giáo khoa mới.

Để làm tốt công tác này, theo TS Hoàng Thị Hạnh các cơ sở đào tạo giáo viên cần đổi mới một cách toàn diện hoạt động bồi dưỡng, trong đó cần chú trọng đến đổi mới việc xây dựng, chương trình, tài liệu, học liệu phục vụ công tác bồi duỡng.

Cụ thể, cần xác định bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nền tảng nâng cao năng lực theo Chuẩn Hiệu trưởng. Theo đó, lựa chọn chuyên gia, tổ chức biên soạn tài liệu, học liệu bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục;

Bổ sung những chương trình còn thiếu, trong đó chú ý tới bồi dưỡng năng lực quản lý sự thay đổi trong môi trường giáo dục thay đổi đối với cán bộ quản lý. Tài liệu bồi dưỡng cần đa dạng, phong phú như: tài liệu bản in, bài giảng bản word, bài giảng ỈWerPoint, Video Clip, đĩa VCD, cẩm nang hỏi đáp, giáo trình điện tử...

Cùng với đó, các chương trình bồi dưỡng cần phát huy thế mạnh của việc tự học và nhu học tập suốt đời, mọi nơi, mọi lúc; Chú trọng sử dụng phù hợp các hình thức bồi dưỡng tập trung, trực tuyến qua mạng, thực hành trực tiếp tại chỗ hoặc phối hợp bồi dưỡng tập trung và trực tuyến qua mạng; Chú ý đổi mới phương pháp bồi & hình thức kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ bôi dưỡng.

Phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên phổ thông

Đổi mới bồi dưỡng.... để bắt nhịp với Chương trình, sách giáo khoa mới ảnh 1
Đổi mới bồi dưỡng.... để bắt nhịp với Chương trình, sách giáo khoa mới

Bên cận đó cần xây dựng kế hoạch thường xuyên mời cán bộ quản lý giỏi ở các trường mầm non, phổ thông thỉnh giảng, hướng dẫn nghiệp vụ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo giáo viên; điều động giảng viên sư phạm tham gia.

Cũng theo TS Hoàng Thị Hạnh, cần đổi mới cách thức tổ chức, phương pháp và hình thức bồi dưỡng. Chẳng hạn như bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng qua mạng internet nhằm phát huy tinh thần tự học, tự bồi dường nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý.

Ngoài ra, có thể kết hợp giữa bồi dưỡng trực tuyến qua mạng internet và bồi dưỡng tập trung có tư vấn, hỗ trợ của giảng viên/ đội ngũ giáo viên cốt cán cơ sở giáo dục phổ thông.

Phối hợp với các cơ sở giáo dục lựa chọn, tập huấn và hướng dẫn đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý giáo dục cốt cán, họ không phải là những người nói lại các nội dung được bồi dưỡng từ giảng viên mà là những người tổ chức, hướng dẫn các cán bộ quản lý cơ sở cấp dưới sinh hoạt chuyên môn trong điều kiện mới.

Đặc biệt, cần chú trọng đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thông quan việc xây dựng bộ công cụ đánh giá như: đánh giá kết quả các nội dung bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý theo cấp học, môn học và đánh giá nội dung, hình thức bồi dưỡng, bao gồm: bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả các nội dung bồi dưỡng theo hình thức qua mạng internet.

Về đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, TS Hoàng Thị Hạnh cho rằng,cần phát huy vai trò của đội ngũ cốt cán; các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng; việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức như: bài kiểm tra viết, bài viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề, phỏng vấn trực tiếp, trắc nghiệm khách quan, quan sát trực tiếp lớp học, trả lời câu hỏi. Việc lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phụ thuộc vào từng nội dung và đối tượng cũng như thời điểm bồi dưỡng.

Cần xác định được cơ chế phối hợp, hợp đồng trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo giáo viên, cơ quan quản lý và cơ sở giảo dục phổ thông trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi, lợi ích của từng bên.

Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên giữa các cơ sở đào tạo giáo viên với các cơ quan quản lí giáo dục các cấp để nắm bắt nhu cầu phong phú của cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, từ đó xác định nội dung bồi dưỡng thật sự xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của từng cán bộ quản lý giáo dục.

Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều Thông tư quy định và các công văn hướng dẫn về công tác bồi dưỡng giáo viên, việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục...Các cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý cần nghiên cứu, vận dụng đúng quy định của Bộ về công tác bồi dưỡng, đồng thời có các cách thức xác định những thông tin trước khi bồi dưỡng và kết quả đạt được sau bồi dưỡng một cách phù hợp. Từ đó có những cam kết với các trường phổ thông để việc bồi dưỡng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ.

Xác định rõ mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi giữa các cơ sở đào tạo giáo viên, các cơ quan quản lí giáo dục, các trường mầm non, phổ thông trong mối quan hệ phối hợp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.