Với người Thái trắng ở khu vực Mường So, Khổng Lào, huyện Phong Thổ (Lai Châu), lễ hội gội đầu (hay còn được gọi là Lễ hội Áp Hô Chiêng) có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính nhân văn sâu sắc, thân thiện của con người với tự nhiên.
Nghệ nhân Nông Văn Nảo, người Thái ở Phong Thổ, Chủ tế lễ hội Áp Hô Chiêng chia sẻ: “Lễ hội gắn với câu chuyện về Nàng Han giả trai đi đánh giặc, chiến thắng trở về vào ngày 30 Tết. Nàng Han cùng quân lính nghỉ ngơi, tắm gội bên bờ Nậm Bó thuộc suối Nậm Lùm để ăn mừng chiến thắng và đón năm mới. Nơi nàng Han tắm, bầu trời bỗng tỏa ánh hào quang, xuất hiện một đám mây ngũ sắc đón nàng về trời.
Theo đoàn nghi thức còn có trống, tiếng chiêng nhằm xua đuổi tà ma ra khỏi làng bản, để người dân được bình an vui Xuân đón Tết, mở hội. |
Tại bờ suối, trước khi gội đầu, các cô gái Thái sẽ thoa nước dâng Then và lá thơm lên tóc như một sự tôn kính và tưởng nhớ nữ tướng Nàng Han thuở xưa gội đầu nơi đây. |
Nghệ nhân Ưu tú Nông Văn Nảo (bên trái) là chủ tế thực hành nghi lễ cúng thần núi, thần sông và cầu phúc, thể hiện ý nguyện của dân làng với các vị thần trong năm mới, cũng như tạ ơn một năm được các vị thần hỗ trợ, bảo vệ. |
Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn công lao to lớn đó, người dân đã lập miếu thờ Nàng Han, tổ chức cúng tế vào dịp lễ, Tết và tổ chức nghi lễ gội đầu vào chiều 30 Tết hàng năm để cầu mong Nàng Han che chở, ban phát cho con người sức khỏe, tình yêu, hạnh phúc và bản, mường yên vui, mùa màng bội thu.
Các nghệ nhân đàn, hát trước đền thờ Nàng Han. |
Múa xòe trước bờ suối trong lúc cúng thần núi, thần sông. |
Những cô gái Thái dùng ống tre để múc nước tại Mó Nàng Han. |
Vì vậy, theo quan niệm của người Thái, nếu như ai chưa được gội đầu vào 30 Tết coi như chưa gột rửa những điều không may trong năm cũ và điều ấy sẽ theo vào năm mới.
Do đó, với người Thái trắng, khi hết một năm cũ, chuẩn bị bước vào năm mới, mọi người trong bản đều phải gội đầu để rửa trôi những cái vất vả, điều không may mắn, xui xẻo của năm cũ, tống tiễn tai ương, bệnh tật xuôi theo dòng nước đi mãi không gặp lại.
Đồng thời, cầu mong năm mới tốt lành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt. Gội đầu năm mới thể hiện niềm tin của con người đối với các đấng thần linh, cầu mong những điều may mắn.
Điều đó đã trở thành một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được người dân tộc Thái trắng Tây Bắc nói chung, huyện Phong Thổ nói riêng coi trọng, gìn giữ đến ngày nay.
Những mái tóc dài đen óng thả dưới dòng nước. Khi nghe tiếng chiêng hiệu lệnh, mọi người bung tỏa áng tóc hất lên cao. |
Nụ cười duyên dáng của những cô gái Thái trong lễ gội đầu. |
Bà Mai Thị Hồng Sim - Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết: “Lễ hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của bà con người Thái trắng, được phục dựng từ năm 2016 theo Nghị quyết 59 về bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc”.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ, lễ hội Áp Hô Chiêng của người Thái trắng chứa đựng lịch sử hình thành làng bản, môi trường sống, về tình yêu quê hương và sự gắn kết cộng đồng; giá trị tín ngưỡng phồn thực cổ xưa, giao hòa âm dương, những giá trị diễn xướng khác nhau, đáp ứng nhu cầu mong người yên, vật thịnh, vạn vật sinh sôi, phát triển. Qua đó, thể hiện văn hóa ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với thế giới thần linh.