Nằm cách trung tâm TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế khoảng 5km về phía Tây, tại thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, điện Voi Ré được xây dựng để thờ những con voi chiến dũng cảm thời Nguyễn.
Theo truyền thuyết, dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, trong một trận đấu với quân Đàng Ngoài, một dũng tướng của Đàng Trong hy sinh. Đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị tướng này đã chạy hàng trăm dặm từ chiến địa về tận Phú Xuân đến phía Đông của đồi Thọ Cương.
Nó rống lên một tiếng vang trời như phẫn uất, như đau thương cùng cực rồi gục xuống trút hơi thở cuối cùng. Cảm động trước sự trung thành của con vật có nghĩa, người dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ cho voi và gọi nơi đây với cái tên thân thuộc là mộ Voi Ré.
Miếu Long Châu là ngôi điện nằm ở trung tâm điện Voi Ré. |
Miếu gồm năm gian hai chái, mái lợp ngói liệt, tiền đường kiểu vỏ cua. |
Các mảnh sành được gắn tỉ mỉ, chi tiết trên họa tiết. |
Bên trên chính giữa ở cổng chính có ba chữ Hán bằng sành 'Nghiễm Nhược Lâm'. |
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ voi một điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn.
Từ truyền thuyết và sự kiện lịch sử như vậy, dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré.
Điện Voi Ré được xây dựng trên một khu đất rộng với diện tích khoảng 2.000m2, phía trước điện là cổng tam quan (3 cổng) có hệ thống bậc cấp đi lên gồm 17 bậc, bên trên chính giữa ở cổng chính có ba chữ Hán bằng sành “Nghiễm Nhược Lâm”. Thẳng theo lối chính, trước khi vào đến sân miếu là một bức bình phong Long Mã.
Hai bên miếu Long Châu là nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trong trận mạc. |
Bức bình phong Long Mã trước khi vào sân miếu. |
Các họa tiết tại miếu Long Châu với nhiều đường nét và hình dạng con vật được thiết kế độc đáo. |
Miếu Long Châu là ngôi điện nằm ở trung tâm gồm năm gian hai chái, mái lợp ngói liệt, tiền đường kiểu vỏ cua. Hai bên miếu Long Châu là Đông Phối Điện và Tây Phối Điện, đây là nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trong trận mạc.
Trước hai ngôi nhà này, còn có hai tòa miếu phụ thờ thần vị voi, còn được gọi là miếu Tượng.
Theo thời gian, hiện nay một số công trình của điện Voi Ré đã có dấu hiệu xuống cấp và cần được trùng tu lại trong thời gian tới. |
Năm 1825, vua Minh Mạng xét thấy các vị thần đều có công trong việc bảo vệ voi nên đã sắc phong cho điện Voi Ré và ban thêm cho các vị thần danh hiệu “Trợ Oai Tượng Võ Linh Ứng Hộ Tượng chi thần”.
Có thể thấy rằng, điện Voi Ré là một công trình mang nhiều yếu tố của lịch sử cũng như mang yếu tố tâm linh đặc trưng của xứ Huế. Điện Voi Ré hiện nay thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.