Làng hương nổi tiếng bậc nhất xứ Huế rực rỡ sắc màu ngày cận Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán là thời điểm người làm hương tại làng hương Thủy Xuân (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) tất bật với công việc để làm nên những bó hương rực rỡ sắc màu cung ứng cho thị trường.

Làng hương Thủy Xuân (Thừa Thiên Huế) rực rỡ sắc màu ngày cận tết
Làng hương Thủy Xuân (Thừa Thiên Huế) rực rỡ sắc màu ngày cận tết
Có mặt tại làng hương Thủy Xuân ngày sát tết, không khí sản xuất của người dân tất bật. Những bó hương với đủ loại màu sắc được sắp sắp xếp 2 bên đường tạo nên một khung cảnh rực rỡ.

Có mặt tại làng hương Thủy Xuân ngày sát tết, không khí sản xuất của người dân tất bật. Những bó hương với đủ loại màu sắc được sắp sắp xếp 2 bên đường tạo nên một khung cảnh rực rỡ.

Bà Tôn Nữ Ánh Tuyết (71 tuổi) – người có hơn 60 năm làm hương chia sẻ, hoạt động làm hương diễn ra quanh năm, nhưng dịp cuối năm thì hoạt động sản xuất trở nên tất bật hơn, số lượng hương được làm ra cũng nhiều hơn.

Bà Tôn Nữ Ánh Tuyết (71 tuổi) – người có hơn 60 năm làm hương chia sẻ, hoạt động làm hương diễn ra quanh năm, nhưng dịp cuối năm thì hoạt động sản xuất trở nên tất bật hơn, số lượng hương được làm ra cũng nhiều hơn.

Mỗi năm làng hương Thủy Xuân cung cấp ra thị trường nhiều loại hương khác nhau như hương quế, hương sả, hương nhài, hương vòng, nụ trầm…
Mỗi năm làng hương Thủy Xuân cung cấp ra thị trường nhiều loại hương khác nhau như hương quế, hương sả, hương nhài, hương vòng, nụ trầm…
“Ban đầu hương chỉ có màu nâu và đỏ, nhưng nay với việc pha trộn các màu thì có thể tạo nên những cây hương với nhiều màu sắc như tím, vàng, xanh lục, hồng…Với nhiều màu sắc, khi trưng bày các bó hương được xếp lại sẽ tạo thành những “rừng hương” bắt mắt” – bà Tôn Nữ Ánh Tuyết chia sẻ.

“Ban đầu hương chỉ có màu nâu và đỏ, nhưng nay với việc pha trộn các màu thì có thể tạo nên những cây hương với nhiều màu sắc như tím, vàng, xanh lục, hồng…Với nhiều màu sắc, khi trưng bày các bó hương được xếp lại sẽ tạo thành những “rừng hương” bắt mắt” – bà Tôn Nữ Ánh Tuyết chia sẻ.

Để làm nên những cây hương phải trải qua nhiều công đoạn. Nguyên liệu thường dùng để làm hương gồm ngũ vị thuốc bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, bạch đàn, quế hòa với nước, trộn lại với nhau tạo nên bột hương.

Để làm nên những cây hương phải trải qua nhiều công đoạn. Nguyên liệu thường dùng để làm hương gồm ngũ vị thuốc bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, bạch đàn, quế hòa với nước, trộn lại với nhau tạo nên bột hương.

Lõi hương được làm từ ruột tre chẻ nhỏ đều tăm tắp, phơi nắng nhiều ngày để khô và giòn, tre làm lõi hương là tre già lấy từ rừng. Bột hương sau khi được trộn dẻo với các nguyên liệu sẽ được se quanh các lõi hương, se sao cho vừa đủ mỏng và dính tròn, sau đó đem đi phơi nắng.
Lõi hương được làm từ ruột tre chẻ nhỏ đều tăm tắp, phơi nắng nhiều ngày để khô và giòn, tre làm lõi hương là tre già lấy từ rừng. Bột hương sau khi được trộn dẻo với các nguyên liệu sẽ được se quanh các lõi hương, se sao cho vừa đủ mỏng và dính tròn, sau đó đem đi phơi nắng.
Nhờ vào chất lượng và hình thức bắt mắt đã thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Nhờ vào chất lượng và hình thức bắt mắt đã thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Những màu sắc bắt mắt từ những bó hương tại làng hương Thủy Xuân thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan và chụp ảnh.

Những màu sắc bắt mắt từ những bó hương tại làng hương Thủy Xuân thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan và chụp ảnh.

Ngày nay, sản phẩm hương của làng Thủy Xuân không chỉ phục vụ nhu cầu khách hàng trong tỉnh mà còn có mặt ở các thành phố lớn trong cả nước và nước ngoài.

Ngày nay, sản phẩm hương của làng Thủy Xuân không chỉ phục vụ nhu cầu khách hàng trong tỉnh mà còn có mặt ở các thành phố lớn trong cả nước và nước ngoài.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.