Đọc bài thơ 'Trăng lên' của Gerard Manley Hopkins

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tu sĩ dòng Jesuit Gerard Manley Hopkins (1844 - 1889) là một trong những nhà văn Anh tiêu biểu của thời đại Victoria.

Nhà văn Anh Gerard Manley Hopkins.
Nhà văn Anh Gerard Manley Hopkins.

Trăng lên

Ta tỉnh giấc giữa Đêm hè (1), vào sớm mai màu trắng đang về, bình minh mang sức mới (2):

Vầng trăng nhỏ, mỏng manh, lung linh trên đầu móng tay cầm nến.

Hay bóc quả (3) trong Vườn Eden, trăng hạ tuần dễ thương mờ mờ ảo ảo,

Dần lướt qua bóng đen của ghế ngồi, xe kéo và mỏm núi Maenefa (4);

Nhưng vầng trăng khuyết (5) như đang siết lại, mang cá (6) như dương lên, choàng lên ta, chẳng chịu rời xa.

Đây, cảnh tượng hiếm hoi mà ta hằng mong ước, không kiếm tìm nhưng bỗng thấy hiện ra,

Tách ta ra từng lá, chia phôi, từng mí mắt dần dần cụp xuống, mơ màng (7).

------------------------------------------------

(1)tham khảo Shakespeare’s Midsummer Night.

Ngày xa xưa, ánh lửa (còn gọi là kokko) thường được thắp sáng vào giữa đêm để đuổi tà ma và chào đón mùa gặt. Sau này nó trở thành một lễ hội của Phần Lan (Finland). Trong câu chuyện dân gian của Phần Lan còn ghi chuyện một cô gái đặt bảy bông hoa dưới gối vào giữa đêm Hè và đêm đó người nàng yêu sẽ hiện ra.

(2)the walk of the morning/morning walk. Người ta thường nói: Ngủ sớm, dạy sớm mang lại sức khỏe và sự thông minh. Tác giả muốn nói đến sự khỏe khoắn, minh mẫn mỗi buổi sáng khi ngủ dậy.

(3)paradisaical fruit: Nói đến quả cấm (quả táo) trong Vườn Eden.

(4)Maenefa ngọn núi ở xứ Wales, nơi Hopkins sinh sống một thời.

(5)a cusp (nghĩa đen): Hai đầu nhọn của một vòng khuyết. Hopkins muốn tả hai đầu nhọn của vầng trăng khuyết đã co lại sát gần nhau.

(6)a fluke (mang cá): Hình mảnh trăng trên trời.

(7)slumber (nghĩa đen: Giấc ngủ) nhưng thông thường nó được dùng với nghĩa bóng: Một giấc mơ, hoặc giây phút mơ mơ màng màng.

Trước năm 1918, tác phẩm của ông không in thành tuyển tập nhưng vẫn có tầm ảnh hưởng đến nhiều nhà văn hàng đầu của thế kỷ 20. Ông đã được giải thưởng về thơ từ khi còn đi học (1863).

Thơ của ông vừa bộc lộ niềm vui trước thế giới nhạy cảm (sensuous world) vừa thể hiện sự tinh túy (sense) của tôn giáo. Ông cũng có tài hội họa và thường tự trang trí cho tác phẩm của mình.

Hopkins mất vì bệnh thương hàn và an táng tại Nghĩa trang Glasnevin Cemetery, Dublin.

Sau khi ông mất, mãi cho đến năm 1918, các tác phẩm của ông mới được xuất bản nhờ sự đánh giá và công nhận tầm ảnh hưởng văn học của ông bởi nhà thơ Robert Bridges, nhà thơ cung đình (Poet Laureate).

***

Bài thơ “Trăng lên” (Moonrise) không phải là tác phẩm tiêu biểu của Hopkins. Bài thơ này có vẻ như một mảnh ghép nhưng có thể đọc như một bài thơ với nghĩa độc lập của nó.

Ở đây tác giả sử dụng nhịp sprung rhythm (nhịp xuất thần tự cảm) với ý đồ đưa các vần thơ lại gần hơn với thơ truyền thống thời Anglo-Saxon và tiếng Anh thời Trung cổ (Middle English).

Các câu thơ đều dài và không theo nhịp, nhưng mỗi câu đều có một vần không có trọng âm hoặc trọng âm yếu.

Tác giả phát triển phương thức assonance (lặp âm). Ý nghĩa và sự tưởng tượng của Hopkins trong bài thơ này, cũng như nhiều bài thơ khác, tràn đầy sắc thái tôn giáo.

Riêng bài này tác giả có sử dụng gián tiếp hình ảnh tác phẩm Midsummer Night’s Dream (Giấc mộng đêm hè) của Shakespeare.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.