Đồ dùng dạy học biết “trả lời”

GD&TĐ - Hiện nay, nhiều phương tiện trực quan được trang bị cho dạy học Hóa học nhưng vẫn chưa giúp học sinh nắm rõ bản chất của một số loại phản ứng đặc trưng của các hợp chất hữu cơ và rèn kĩ năng viết phương trình hóa học ở một số bài thuộc chương IV và V - Hóa học lớp 9. 

Đồ dùng dạy học biết “trả lời”

Nhận biết được điều này, cô Trần Thị Xuân Mai – Giáo viên Trường THCS Vĩnh Phúc (Bến Tre) đã suy nghĩ và thiết kế một sơ đồ động các loại phản ứng đặc trưng của hợp chất hữu cơ, sử dụng để rèn cho học sinh một số kỹ năng viết đúng công thức cấu tạo, phương trình hóa học, nắm rõ bản chất một số phản ứng đặc trưng hóa học hữu cơ cho học sinh lớp 9.

 Lý giải của cô Trần Thị Xuân Mai, có thể hiểu sơ đồ động là một loại sơ đồ mà khi người học tương tác, nó có thể “tự trả lời” để người học tự điều chỉnh tác động của mình để có được kiến thức mới.

Các bước thực hiện

Để thực hiện điều này, cô Trần Thị Xuân Mai đã nghiên cứu sắp xếp các bài trong chương IV, chương V Hóa 9, nội dung kiến thức trong tiết luyện tập chương.

Sau đó, phân định rõ các kiến thức chung, kiến thức riêng, kiến thức có liên quan nhau của các bài trong chương và lập thành một bảng hệ thống. Tự tạo ra hệ thống kí hiệu để biểu diễn cho đặc trưng của mỗi loại phản ứng bằng kiểu chớp đèn hoặc hiệu ứng đèn màu.

Xác định mối liên hệ giữa các bài có thể đưa lên sơ đồ, tự tạo ra các hệ thống kí hiệu riêng (đèn màu khác nhau hoặc hiệu ứng) để biểu diễn cho đặc trưng của mỗi loại phản ứng tiêu biểu và cho mối liên hệ tìm được giữa các bài để làm dấu hiệu tương tác với người học.

Cô Trần Thị Xuân Mai cho rằng, đây là khâu rất quan trọng để đảm bảo cho “tính động” và tác dụng tích cực của sơ đồ.

Ví dụ: Dùng sơ đồ này để kiểm tra học sinh chọn công thức cấu tạo của một hợp chất gắn vào đúng chỗ thích hợp trên sơ đồ thì đèn bật sáng và các liên kết giữa các nguyên tử C đèn chỉ thị nhấp nháy.

Nếu đã chọn sai thì đèn không có hiệu ứng hoặc báo hiệu ứng sai khi đó học sinh tự biết ngay và tự điều chỉnh lại.

Sau đó, phác thảo không gian sắp xếp hợp lý, đảm bảo mối quan hệ, đảm bảo từng ô kiến thức cho từng bài trên sơ đồ. Thực hiện sơ đồ với sự hợp tác, hỗ trợ của tổ chuyên môn.

Cuối cùng là sử dụng thử nghiệm. Ở giai đoạn này, giáo viên luôn phải chú ý phản ứng của học sinh khi tương tác với sơ đồ này để rút ra nhận xét, kịp thời điều chỉnh những thiếu sót nếu có. Trong giai đoạn thử nghiệm cần đánh giá thật kỹ kết quả học tập của học sinh qua mỗi bài.

Sử dụng sơ đồ động tăng hiệu quả dạy học

Cô Trần Thị Xuân Mai cũng đưa ra một số ví dụ về sử dụng sơ đồ động trong thực tiễn dạy học.

Cụ thể, có thể sử dụng sơ đồ các loại phản ứng đặc trưng của hợp chất hữu cơ dạy từng bài metan (etilen, axetilen, rượu etilic,axit axetic )

Rèn kỹ năng viết đúng công thức cấu tạo của metan, (etilen, axetilen, rượu etilic, axit axetic): Cho học sinh gắn công thức phân tử của hợp chất vào sơ đồ, sau đó dùng các nguyên tử C, H và các liên kết để viết đúng công thức cấu tạo.

Công thức chọn đúng được gắn vào ô làm đèn cháy sáng đồng thời các liên kết giữa các nguyên tử C cũng được nhấp nháy (với liên kết kém bền trong liên kết đôi, liên kết ba, liên kết với nhóm OH trong hợp chất rượu …).

Nếu chọn sai thì ngược lại qua đó HS sẽ điều chỉnh kịp thời. Qua đó Giáo viên cho học sinh nhận xét đặc điểm của liên kết đôi, liên kết ba để học sinh có thể dự đoán tính chất hóa học.

Bằng hình thức vừa học vừa chơi này, học sinh có hứng thú và khắc sâu được cách viết đồng thời nắm vững được đặc điểm cấu tạo phân tử

Nhằm giúp học sinh nhận biết được bản chất của các loại phản ứng đặc trưng cho từng loại hợp chất.

Với Metan: Khi HS gắn công thức của phân tử Cl2 vào trong phương trình hóa học trên sơ đồ, mũi tên sẽ bật sáng chỉ rỏ chiều mà nguyên tử Cl vào thay thế cho nguyên tử H trong phân tử metan và sau đó sẽ là mũi tên bật sáng chỉ sự kết hợp giữa nguyên tử H bị thay thế với nguyên tử Cl còn lại trong phân tử Cl2.

Giáo viên đặt vấn đề cho học sinh nhận xétm, học sinh thảo luận nhóm, qua đó học sinh sẽ tự gắn sảnphẩm vào sơ đồ và tự hình thành khái niệm về phản ứng thế (nếu gắn sai,sẽ nghe tiếng chuông báo hiệu).

Giáo viên cho học sinh lần lượt viết các phương trình phản ứng thế các sản phẩm metan với phân tử Cl2

Với Etilen: Khi học sinh gắn công thức của phân tử Br2 vào phương trình hóa học trên sơ đồ, lập tức liên kết kém bền trong liên kết đôi của phân tử etilen bị đứt ra, mũi tên bật sáng chỉ chiều của phân tử brom kết hợp vào.

Giáo viên cho học sinh thảo luận để tìm ra nguyên nhân. Qua đó, học sinh sẽ tự gắn sản phẩm vào sơ đồ và tự hình thành khái niệm về phản ứng cộng (nếu gắn sai sẽ nghe tiếng chuông báo hiệu).

Giáo viên thay thế phân tử Br2 bằng phân tử H2, Cl2 để học sinh tiếp tục rèn kỹ năng viết phương trình hóa học …

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ