Hàn Quốc từ lâu đã ấp ủ kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân, nhưng vấn đề này mãi đến gần đây mới được thảo luận ở cấp chính thức.
Cụ thể, ý kiến đã được nêu ra tại quốc hội nước này khi xem xét việc ứng cử vào vị trí tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang.
Như đã đề cập trên tờ Naval News, một trong những nghị sĩ đã đặt câu hỏi liên quan đến tính hữu dụng của tàu ngầm hạt nhân, và Đô đốc Kim Myung-soo (người nộp đơn cho vị trí này) đã trả lời:
"Mặc dù những khả năng của tàu ngầm hạt nhân là cần thiết, tuy nhiên có những giới hạn rõ ràng về những gì Hàn Quốc có thể làm, vì thỏa thuận hạt nhân hiện tại với Hoa Kỳ hạn chế việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích quân sự".
Sau đó một làn sóng thảo luận về chủ đề này đã nảy sinh. Về cơ bản, lời kêu gọi thành lập hạm đội tàu ngầm nguyên tử được xem là hợp lý trước nguy cơ từ CHDCND Triều Tiên - quốc gia đang phát triển mạnh mẽ vũ khí hạt nhân và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Ngoài ra cũng có những tranh luận về sự cần thiết nhằm sẵn sàng đối đầu với các bên khác.
Sở hữu tàu ngầm hạt nhân là ước mơ của Hải quân Hàn Quốc. |
"K-SSN (tàu ngầm hạt nhân Hàn Quốc) có thể đóng vai trò răn đe Trung Quốc, Nga và Triều Tiên. Bình Nhưỡng sẽ không còn khả năng đe dọa Seoul trên biển một khi Hải quân Hàn Quốc nhận được hạm đội K-SSN quy mô lớn", giáo sư Jiyong Kim từ Học viện Hải quân cho biết.
Quân đội Hàn Quốc coi lợi thế của tàu ngầm hạt nhân là khả năng theo dõi hoạt động của tàu ngầm Triều Tiên trong thời gian dài mà không cần nổi lên để sạc pin. Ngoài ra phương tiện này không được Seoul coi là phương tiện mang vũ khí hạt nhân.
Bên cạnh đó như thuyền trưởng hải quân đã nghỉ hưu Park Beom-jin đề cập, việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân không bắt buộc phải có sự cho phép từ Hoa Kỳ, vì vậy Hàn Quốc không cần phải xin phép.
Nhưng có một lựa chọn khác mà Seoul có thể cân nhắc, đó là tham gia Hiệp ước AUKUS cùng với Mỹ, Anh và Australia, khi đó họ sẽ nhận sự trợ giúp nhiều hơn.
Hàn Quốc bất an khi Triều Tiên tuyên bố đã sở hữu tàu ngầm hạt nhân. |