Định mang gối của mẹ chồng vừa qua đời đi đốt, con dâu ngỡ ngàng phát hiện thứ bên trong

Tôi và anh đã vô cùng hối hận, xấu hổ vì những gì mình đã làm. Đây cũng là bài học cho tất cả mọi người về cuộc sống gia đình, về tình cảm thiêng liêng, tình mẫu tử.

(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).

Tôi tên là Tiểu Linh, đã lập gia đình được 10 năm và chồng tôi là con một trong một gia đình có điều kiện kinh tế bình thường. Sau khi cưới, hai vợ chồng tôi đã ra ngoài ở riêng và kinh doanh buôn bán nhỏ, do việc làm ăn không mấy thuận lợi nên cuộc sống của hai vợ chồng không có gì thay đổi sau 10 năm trời.

Thường thì mỗi năm chúng tôi về nhà chồng 2 lần, lần nào về mẹ chồng cũng vô cùng mừng rỡ, bà cho chúng tôi rất nhiều thức ăn, thuốc bổ, tôi thật sự rất quý và trân trọng tình cảm của bà dành cho hai vợ chồng.

Khi chúng tôi làm ăn xa, mẹ chồng thường gọi điện nói chuyện với tôi, bà lúc nào cũng rất vui vẻ và quan tâm đến cuộc sống của hai đứa. Nhưng trái ngược với sự quan tâm của mẹ, chồng tôi hiếm khi nghe điện thoại nói chuyện với mẹ mình, thậm chí rất ít khi chủ động gọi điện cho bà ấy, điều này khiến bà rất buồn.

Đã nhiều lần tôi to tiếng với chồng về việc anh quá vô tâm, không quan tâm và gọi điện cho mẹ thường xuyên. Dù to tiếng như vậy, nhưng chồng tôi thực chất là một người rất tâm lý, tình cảm và lo cho mẹ mình.

Nhưng dường như anh ấy đang tự tạo rào cản cho mình, không mở lòng thật sự được với mẹ. Đã nhiều lần, anh nói chuyện với tôi, muốn tôi gọi mẹ chồng lên sống cùng hai đứa, nhưng bà luôn từ chối.

Thời gian trôi đi quá nhanh, chúng tôi bị cuốn vào công việc, cơm áo gạo tiền nên đã đánh mất rất nhiều thứ. Một trong những điều đó chính là mẹ chồng tôi. Bà ấy vừa mất sau một cơn đau tim, nhận được cuộc gọi của người thân như sét đánh ngang tai, chúng tôi cuống cuồng về ngay trong đêm.

Trên đường đi chồng tôi khóc rất nhiều, anh nói rằng mình là một người con bất hiếu, là một thằng đàn ông tệ bạc, anh cảm thấy vô cùng xấu hổ.

Về đến nhà cũng là lúc họ hàng đã chuẩn bị lễ tang cho mẹ chồng tôi gần xong, tôi và anh chỉ biết ôm mặt ngồi khóc bên quan tài của bà.

Cho đến khi, một cụ ông cao tuổi trong họ đến nhắc nhở hai vợ chồng vào thu dọn quần áo, đồ đạc của bà để đem đi đốt, nếu không xuống dưới suối vàng bà sẽ bị lạnh. Chúng tôi vâng dạ nghe lời và vào nhà thu dọn đồ đạc cho mẹ.

Từ trước tới nay tôi gần như không vào phòng mẹ chồng nên cũng khá tò mò, muốn xem mọi thứ như thế nào. Tôi vào thu dọn và xem xét cẩn thận từng đồ vật của bà, trong khi chồng lại không quá để tâm, anh vừa khóc vừa cho mọi thứ vào chiếc bao tải.

mẹ chồng, nàng dâu, tâm sự gia đình
(Ảnh minh họa).

Dường như có linh tính mách bảo, tôi xem xét khá kỹ những đồ vật mẹ để lại, cho đến khi chồng tôi cầm tới một chiếc gối, tôi đã kiểm tra thật kỹ như mọi lần và vô tình phát hiện ra cuốn sổ ngân hàng để trong một tờ giấy. Lúc đó có người vào giục nên tôi đành cất chúng đi cẩn thận.

Khi lo tang lễ cho mẹ chồng xong xuôi, chúng tôi trở lên thành phố. Sau đó, tôi đã bỏ chiếc thẻ ngân hàng ra xem thì vô cùng sốc, đó là sổ tiết kiệm với số tiền 1 tỷ đồng.

Tờ giấy bên ngoài viết: “Gửi con trai, con dâu của mẹ. Đây là số tiền tiết kiệm của mẹ, mẹ biết lúc mà hai con nhận được số tiền này, cũng là lúc mẹ không còn nữa. Mẹ hi vọng rằng, nó sẽ khiến cuộc sống của bọn con đỡ vất vả, mẹ yêu các con rất nhiều!”.

Tôi và chồng chỉ biết ôm mặt khóc, anh ấy dường như ngã quỵ vì giờ đây anh đã hiểu ra rằng mình quá vô tâm, quá thờ ơ để giờ đây bản thân cảm thấy vô cùng đau đớn, xấu hổ và thương mẹ mình.

Các bạn ạ, nếu ai vẫn còn cha, còn mẹ thì hãy trân trọng những phút giây quý giá này, đừng như chúng tôi, đến khi mất rồi mới cảm thấy hối hận, nuối tiếc. Gia đình là tất cả, hãy trân trọng nó!

Theo Công lý & xã hội

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.