Định hướng học tập trong thời chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Khách mời và Ban giám hiệu hệ thống giáo dục Newton - Pascal đã đem đến những thông tin về công nghệ số và định hướng học tập phù hợp cho học sinh.

Học sinh được trang bị kiến thức an toàn trên không gian mạng.
Học sinh được trang bị kiến thức an toàn trên không gian mạng.

Sáng 12/2, đại diện Ban giám hiệu Trường THCS - THPT Newton cho biết, nhà trường vừa tổ chức Hội thảo: "Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp". PGS. TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục - Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) về dự.

Cùng dự có TS. Đàm Quang Minh, Chủ tịch HĐQT hệ thống trường THCS - THPT Newton và Ban giám hiệu cùng đông đảo giáo viên, học sinh, phụ huynh nhà trường.

Hội thảo nhằm cung cấp thông tin và cập nhật xu thế công nghệ số giúp phụ huynh học sinh có được những thông tin giá trị, cần thiết trong giai đoạn quyết định lựa chọn môi trường học tập phù hợp cho con.

Mở đầu hội thảo là những chia sẻ của nhà báo Phan Đăng về công nghệ và chuyển đổi số đang diễn ra, tác động đến mọi hoạt động, lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt đối với môi trường giáo dục trong đó có học sinh.

Nhà báo Phan Đăng chia sẻ với học sinh Newton về kỹ năng sống, sử dụng công nghệ an toàn.

Nhà báo Phan Đăng chia sẻ với học sinh Newton về kỹ năng sống, sử dụng công nghệ an toàn.

Theo nhà báo Phan Đăng, ngôi trường chính là nơi sẽ trang bị cho học trò những bài học chưa có trong sách giáo khoa nhưng phụ huynh có thể thấy nó hiện diện trong triết lý giáo dục của trường, khi đó trên gương mặt hạnh phúc và nguồn năng lượng tích cực có thể cảm nhận được từ các thầy cô.

"Với một cây xanh đặt trên bàn làm việc của cô Hiệu trưởng với chiếc mầm nhỏ đang nhú lên là những cảm nhận thật đẹp, thật chăm chút hàng ngày, thật tự nhiên về một môi trường giáo dục...", nhà báo Phan Đăng lấy ví dụ.

Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Trần Thành Nam đã làm rõ những xu thế công nghệ số, đơn cử với ChatGPT - được coi là kỷ nguyên của AI đang đến như một cơn lốc.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, tại Việt Nam, trung bình trẻ tiếp xúc truy cập mạng Internet từ khi 9 tuổi, nhưng đến khoảng 13 tuổi mới được trang bị những kiến thức đầu tiên của việc dùng mạng xã hội.

"Có thể hình dung điều đó giống như việc chúng ta đã đẩy những đứa trẻ xuống nước sớm 4 năm trước khi chúng được học bơi. Nguy hiểm thật! Những dấu chân số - lộ thông tin, của chúng trên mạng tiềm tàng những nguy cơ khôn lường trên một thế giới mạng đã không còn biên giới. Điều đó đặt ra những đòi hỏi, thách thức và cơ hội nào cho giáo dục?.

Công nghệ sẽ là đồ chơi. Giờ học là một trò chơi. Giáo viên phải là người chơi cùng với học sinh của mình. Và luật chơi sẽ là nội dung đánh giá kiến thức...", PGS.TS Trần Thành Nam đưa ra một số quan điểm.

PGS.TS Trần Thành Nam gợi mở những xu thế về công nghệ và sử dụng an toàn trên không gian mạng xã hội cho học sinh.

PGS.TS Trần Thành Nam gợi mở những xu thế về công nghệ và sử dụng an toàn trên không gian mạng xã hội cho học sinh.

PGS.TS Trần Thành Nam cũng nhấn mạnh, giáo dục phải được thực hiện bằng truyền cảm hứng, đồng thời giúp học sinh khám phá, chiếm lĩnh tri thức và định hướng, lan tỏa cảm xúc tích cực, tạo dựng nhân cách, hình thành kỹ năng. "Không thể có giáo dục đồng phục, cần có sự giáo dục tôn trọng, thấu hiểu và phù hợp với từng cá nhân người học...", PGS.TS Trần Thành Nam nêu giải pháp.

Cô Hoàng Mận - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton thông tin về chương trình tuyển sinh đến phụ huynh học sinh.

Cô Hoàng Mận - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton thông tin về chương trình tuyển sinh đến phụ huynh học sinh.

Tại hội thảo, cô giáo Hoàng Mận - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton đã giới thiệu về hành trình 14 năm xây dựng và phát triển của nhà trường. Trong đó, cũng cập nhật thông tin tuyển sinh và các hệ học (song ngữ Mỹ, Cambrige; bán quốc tế). Đồng thời, khẳng định được chất lượng đào tạo và làm nên thương hiệu giáo dục Newton.

Đặc biệt, năm học 2023 - 2024 Trường THCS - THPT Newton ra mắt hệ Chuyên Anh ICT được xây dựng trên nền tảng chương trình hệ Cambrige, và ưu tiên trang bị và phát triển năng lực tin học công nghệ cho học sinh. Chương trình học sẽ đáp ứng được yêu cầu đào tạo một thế hệ công dân số thích ứng hiệu quả và làm chủ thế giới số trong kỷ nguyên công nghệ số.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...