Điều trị khối u bằng ánh sáng hồng ngoại

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư bằng ánh sáng đã được phát triển trong một thời gian với mức độ thành công khác nhau.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng ánh sáng hồng ngoại sóng ngắn (SWIR) trong điều trị khối u.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng ánh sáng hồng ngoại sóng ngắn (SWIR) trong điều trị khối u.

Giờ đây, các nhà khoa học đã phát triển một kỹ thuật chụp ảnh phân tử mới có thể nhìn thấy những khối u được chiếu bằng ánh sáng hồng ngoại sóng ngắn một cách chi tiết.

Từ đó, giúp các bác sĩ phẫu thuật có thể phân biệt giữa khối u ung thư và mô khỏe mạnh. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu ung thư.

Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Can thiệp và Phẫu thuật Wellcome/EPSRC (WEISS) thuộc Trường Đại học College London (UCL) (Anh) và các bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện Great Ormond Street (GOSH) đã phát triển kỹ thuật đưa hóa chất hoạt động giống như các đầu dò gắn vào tế bào ung thư. Khi đó, chúng sẽ phát sáng nhờ huỳnh quang. Từ đó, làm sáng khối u.

Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào kỹ thuật điều trị u nguyên bào thần kinh. Đây là loại khối u rắn phổ biến nhất ở trẻ em, sau u não. Thông thường, phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật nhằm loại bỏ sự phát triển ác tính của khối u. Tuy nhiên, các mô khỏe mạnh xung quanh có thể dễ dàng bị tổn thương trong quá trình này.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Stefano Giuliani - bác sĩ phẫu thuật nhi khoa tại Bệnh viện Great Ormond Street và phó giáo sư tại UCL, cho biết: “Phẫu thuật loại bỏ u nguyên bào thần kinh đòi hỏi sự cân bằng. Loại bỏ quá ít khiến khối u có thể phát triển trở lại. Song, việc loại bỏ quá nhiều gây nguy cơ làm hỏng các mạch máu, dây thần kinh xung quanh và cơ quan khỏe mạnh khác”.

Theo nhóm nghiên cứu, kỹ thuật mới làm sáng khối u một cách hiệu quả. Từ đó, cho phép các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ khối u với độ chính xác cao chưa từng có. Các nhà nghiên cứu bày tỏ hy vọng có thể sớm đưa công nghệ này vào thực hành lâm sàng để mang lại lợi ích cho số trẻ em mắc ung thư.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng ánh sáng hồng ngoại sóng ngắn (SWIR). Ánh sáng này không nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến. Đồng thời, ánh sáng này có thể thâm nhập sâu hơn vào mô để chụp ảnh chi tiết.

Tiến sĩ Dale Waterhouse từ WEISS cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy hình ảnh SWIR - công nghệ lần đầu tiên được sử dụng để kiểm tra vật liệu, có thể nâng cao tầm nhìn của bác sĩ phẫu thuật ngoài khả năng của mắt người. Qua đó, cho phép phẫu thuật khối u chính xác hơn”.

Sự phát triển này hứa hẹn sẽ mang lại kết quả phẫu thuật tốt hơn trên trẻ em bị u nguyên bào thần kinh. Căn bệnh này chiếm 10% tổng số ca ung thư ở trẻ em. Khoảng 1/3 số bệnh nhân thường có khối u lan rộng vào thời điểm được chẩn đoán. Nhóm nghiên cứu hy vọng, kỹ thuật này sẽ giúp xác định vị trí của tất cả khối u ung thư hiện có.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đặt bẫy ảnh để điều tra nắm bắt các loài động vật hoang dã.

'Mắt thần' giữ rừng Quảng Trị

GD&TĐ - Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) có tổng diện tích gần 23.500ha, chủ yếu là rừng nguyên sinh nên có nhiều loài động vật quý hiếm.