Đột phá trong phương pháp điều trị ung thư không gây tác dụng phụ

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã tạo được một bước đột phá để tiến gần hơn tới liệu pháp ung thư được kích hoạt bằng ánh sáng.

Hình ảnh đại diện của tế bào ung thư.
Hình ảnh đại diện của tế bào ung thư.

Thế hệ tiếp theo của các phương pháp điều trị ung thư được kích hoạt bằng ánh sáng dường còn nhiều năm nữa mới khả thi. Tuy nhiên, trong một bước đột phá, các nhà khoa học tại Đại học East Anglia (UEA) ở Anh đã tiến được gần hơn tới mục tiêu này.

Khi đèn LED gắn gần khối u được bật lên, nó sẽ kích hoạt các loại thuốc điều trị sinh học. Chúng được nhắm mục tiêu cao, đồng thời hiệu quả và chính xác hơn các liệu pháp miễn dịch hiện tại.

Tiến sĩ Amit Sachdeva, từ Trường Hóa học của UEA là nhà khoa học chính của nghiên cứu trên. Ông cho biết, các phương pháp điều trị ung thư hiện tại như hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư có thể làm hỏng các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể bạn như tế bào máu và da.

Theo Tiến sĩ Amit Sachdeva, điều này có nghĩa là chúng có thể gây ra tác dụng phụ bao gồm rụng tóc, gây mệt mỏi và ốm yếu, đồng thời khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

Do đó, đã có một nỗ lực rất lớn để tạo ra các phương pháp điều trị mới nhắm mục tiêu cao hơn và không có những tác dụng phụ không mong muốn này.

Giờ đây, các kháng thể và các đoạn kháng thể đã được phát triển để điều trị ung thư. Nhóm UEA đã thiết kế "một trong những mảnh kháng thể đầu tiên liên kết và hình thành liên kết cộng hóa trị với mục tiêu của nó, khi chiếu xạ bằng tia UV có bước sóng cụ thể", theo thông cáo báo chí. Điều này có nghĩa là các phân tử thuốc có thể được cố định vĩnh viễn vào khối u.

Phương pháp điều trị trên sẽ có tác dụng tốt đối với bệnh ung thư da và những người có khối u rắn.

"Nói cách khác, bạn có thể kích hoạt các kháng thể để tấn công các tế bào khối u bằng cách chiếu ánh sáng trực tiếp lên da, trong trường hợp ung thư da, hoặc sử dụng đèn LED nhỏ có thể được cấy vào vị trí của khối u bên trong cơ thể.

Điều này sẽ cho phép điều trị ung thư hiệu quả hơn và nhắm mục tiêu nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là chỉ các phân tử ở vùng lân cận khối u mới được kích hoạt và nó sẽ không ảnh hưởng đến các tế bào khác" – ông Sachdeva giải thích.

Tiến sĩ Sachdeva nhấn mạnh phương pháp điều trị trên sẽ hiệu quả đối với các bệnh ung thư như ung thư da hoặc nơi có khối u rắn nhưng không hiệu quả với ung thư máu như bệnh bạch cầu.

Nếu giai đoạn nghiên cứu tiếp theo diễn ra suôn sẻ, liệu pháp miễn dịch kích hoạt bằng ánh sáng 'thế hệ tiếp theo' có thể điều trị cho bệnh nhân ung thư trong vòng 5 đến 10 năm.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Chemical Biology.

Theo IE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.