Điều robot lặn tìm kiếm thuyền viên mất tích trong vụ chìm tàu ở Hải Phòng

Theo đề nghị của Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng đã điều robot lặn phục vụ công tác tìm kiếm 9 ngư dân mất tích trên vùng biển Hải Phòng…

Công tác TKCN 9 thuyền viên tàu cá NA 95899 TS vẫn được tích cực triển khai sau bão - Ảnh minh họa.
Công tác TKCN 9 thuyền viên tàu cá NA 95899 TS vẫn được tích cực triển khai sau bão - Ảnh minh họa.

Robot lặn dự kiến đến hiện trường trong hai ngày tới

Liên quan đến vụ va chạm giữa tàu Pacific 01 vào tàu cá NA 95899 TS xảy ra ngày 28/6 trên vùng biển Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) khiến 1 thuyền viên tử vong, 9 thuyền viên mất tích, sáng nay (7/7), trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho biết, thời điểm hiện tại, theo đề nghị của Bộ GTVT trong việc hỗ trợ sử dụng thiết bị chuyên dùng tìm kiếm các ngư dân mất tích, Bộ Quốc phòng đã chấp thuận và điều động đơn vị chức năng vận chuyển robot lặn của lực lượng hải quân từ Vũng Tàu ra vị trí tàu bị nạn để phục vụ công tác lặn tìm kiếm.

“Dự kiến, nếu việc vận chuyển thuận lợi, robot lặn sẽ có mặt tại hiện trường sau khoảng 48 tiếng, tức là ngày 9/7, robot có thể đến nơi và thực hiện lặn tiếp cận tàu cá bị chìm để xác định xem có thuyền viên nào bị mắc kẹt trong tàu hay không”, ông Thạch thông tin.

Cũng theo ông Thạch, ngay sau khi cơn bão số 2 đi qua, lực lượng cứu nạn đã trở lại hiện trường tiếp tục tìm kiếm thuyền viên mất tích.

“Trong ngày 6/7, các thợ lặn từ Hải Phòng, Hà Tĩnh được thuê đều đã tiến hành lặn xuống độ sâu 50m nhưng chưa thể tiếp cận tàu cá vì theo số liệu đo đạc được, vị trí tàu cá bị chìm ở độ sâu trên 60m. Hai ngày vừa qua, thời tiết tại hiện trường cũng không thuận lợi, gió Tây Nam mạnh cấp 5,6, sóng cao từ 1,5 - 2m khiến đội ngũ lặn gặp rất nhiều khó khăn”, ông Thạch nói.

Keyword đầu tiên có dấu

Bộ GTVT liên tục có văn bản đề nghị Bộ, ngành liên quan hỗ trợ tìm kiếm 9 thuyền viên mất tích. Trước đó, lãnh đạo Bộ GTVT đã trực tiếp xuống Sở chỉ huy tiền phương - Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải khu vực I (Hải Phòng) để chỉ đạo công tác TKCN.

Huy động 5 tàu tích cực tìm kiếm tại hiện trường

Ông Nguyễn Văn Tính, Phó TGĐ Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải VN cho biết, hiện tại, lực lượng tìm kiếm tại hiện trường tàu cá gặp nạn đang gồm các tàu: SAR 411, Pacific 01 thực hiện tìm kiếm khu vực phía Nam đảo Bạch Long Vỹ; Tàu SAR 273 tìm kiếm tại khu vực phía Tây Bạch Long Vỹ; Tàu HQ 926, HT 90133 TS cùng đội thợ lặn vẫn tích cực nghiên cứu, triển khai công tác lặn tìm kiếm khi thời tiết tốt lên.

Để công tác cứu nạn 9 thuyền viên tàu cá NA 95899 TS sớm có kết quả, Bộ GTVT đã liên tục có văn bản đề nghị Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN cùng Bộ Quốc phòng hỗ trợ các biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng thiết bị chuyên dùng can thiệp khẩn cấp điều khiển từ xa. Đồng thời, Bộ GTVT đã gửi văn bản đề nghị Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao tiếp tục có công hàm đề nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc tạo thuận lợi, phối hợp với lực lượng TKCN của Việt Nam để tìm kiếm. Nếu phát hiện các thông tin có liên quan đến các thuyền viên đang bị mất tích trên biển báo về Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải VN để xử lý.

Trước đó, khoảng 13h00 ngày 28/6, tàu Pacific 01 đã va chạm vào tàu cá NA 95899 TS (trên tàu có 19 thuyền viên) tại vị trí có tọa độ 19032.334N; 107042.263E cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 14,5 hải lý bên phía Trung Quốc và cách đảo Bạch Long Vỹ khoảng 34 hải lý về hướng Nam.

Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, các lực lượng phối hợp TKCN đã kịp thời triển khai thực hiện TKCN. Có 9 thuyền viên trên tàu cá được cứu cùng 1 thi thể xấu số được tìm thấy, đã được cơ quan chức năng bàn giao cho địa phương và gia đình thân nhân. 9 thuyền viên còn lại vẫn bị mất tích.

Theo baogiaothong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.