Quân đội nhân dân Việt Nam còn có nhiều loại pháo nhau như: Pháo mang vác là loại pháo có cỡ nòng nhỏ, kết cấu đơn giản có thể chia thành nhưng bộ phận để vận chuyển bằng sức người như ĐKZ, pháo phản lực ĐKB.
Pháo tự hành đặt trên khung xe tăng, xe bọc thép cơ sở, pháo phản lực bắn loạt được đặt trên xe ô tô bắn đạn phản lực, loại pháo này có thể tự di chuyển ở tốc độ vừa phải mà không cần phương tiện kéo.
Trong đó có pháo nòng dài, loại pháo này thường có chiều dài nòng gấp 40 - 80 lần cỡ nòng. Đường đạn của pháo nòng dài căng, sơ tốc đạn lớn, tầm bắn xa. Pháo nòng dài cỡ nhỏ và trung bình thường dùng để chống tăng hay bắn thẳng, pháo nòng dài cỡ lớn thường dùng làm pháo chiến dịch, pháo bờ biển.
Theo những thông tin được công khai, pháo binh Việt Nam có các loại pháo nòng dài như: 76,2mm ZIS-3, 85mm D-44, 122mm D-74, 130mm M-46, 152mm M-47, 175mm M107 (Mỹ) và đặc biệt là 100mm MT-12 - loại pháo có thể hủy diệt đối phương bằng cách phóng tên lửa qua nòng.
Pháo MT-12 trong quân đội Nga.
Pháo MT-12 được Liên Xô đưa vào sản xuất từ những năm 1970. Tiền thân của MT-12 là T-12 được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ đầu những năm 1960. Để triển khai pháo chống tăng MT-12, Nga phải sử dụng đến các phương tiện cơ giới từ xe tải quân sự đặc chủng cho đến xe bọc thép đa năng MT-LB. MT-12 có góc xoay của bệ pháo lên đến 54 độ và nâng hạ góc nòng pháo là từ 20 đến -6 độ.
Thiết kế của MT-12 không khác mấy so với các dòng pháo kéo khác ngoại trừ việc nó được thiết kế để chống tăng hoặc các vị trí phòng thủ kiên cố của đối phương, kíp chiến đấu của nó từ dao động 6-7 binh sĩ khi đã hoàn tất triển khai con số này chỉ tầm 3 binh sĩ.
Điều tạo nên sự đặc biệt của MT-12 chính là việc nó có thể triển khai các loại tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng pháo chính 100mm, mà cụ thể hơn là tên lửa chống tăng 9M117 Bastion đã quá quen thuộc trên một số dòng xe chiến đấu bộ binh hay pháo tự hành chống tăng của Nga hiện nay.
Theo đó khi triển khai 9M117, MT-12 được tích hợp thêm các thiết bị dẫn đường và điều khiển bắn 1K13-1 hỗ trợ tác chiến cả ban đêm. Thiết bị này được triển khai ở bên ngoài và không làm thay đổi cụm thước ngắm cơ bản trên MT-12 vốn sử dụng OP4MU-40U hay một số thiết bị hỗ trợ ngắm ban đêm khác như APN-6-40 hoặc 1PN53.
Pháo chống tăng MT-12 được trang bị ba loại đạn chống tăng cơ bản gồm BPS, FFS và COP. Trong đó BPS là mẫu đạn dành "tặng" cho các mục tiêu bọc thép hạng nặng như xe tăng hoặc pháo tự hành, với các mẫu đạn xuyên giáp được trang bị lõi đạn xuyên phá UBM-1, UBM-2 và UBM-10.
Tầm bắn hiệu quả của MT-12 phụ thuộc vào các loại đạn mà nó triển khai như 3.000m với BPS, 5.955m với COP và 8200m với FFS. Tốc độ bắn của khẩu pháo này là từ 6-12 phát/phút với hai loạt đạn đầu đi đến trúng mục tiêu nó đã có thể tiêu diệt được mục tiêu. Các thông số trên chỉ dành cho các loại đạn thông thường chứ chưa nói đến tên lửa chống tăng 9M117.
Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng lớn của các loại vũ khí chống tăng tiên tiến MT-12 cũng phải được thay đổi và biến thể mới nhất của nó hiện này là MT-12P / 2A29R "Rapier" được phát triển vào đầu những năm 1990 và mới chỉ được trang bị hạn chế trong Quân đội Nga.
Ở biến thể này, MT-12P được trang bị thêm hệ thống radar dẫn bắn và điều khiển hỏa lực tất cả được tích hợp lên sẵn khẩu pháo này. Điểm nhấn của MT-12P vẫn là hệ thống radar 1A31 "Ruta" hỗ trợ dẫn bắn ở nhiều chế độ khác nhau và loại bỏ hoàn toàn cụm kính ngắm, thước ngắm cơ khí kiểu cũ.
Dù việc trang bị 1A31 "Ruta" khiến tăng đáng kể trọng lượng của MT-12P, nhưng bù lại nó giúp đảm bảo khẩu pháo chống tăng này có thể đuổi kịp các dòng tên lửa chống tăng dẫn đường hiện đại. Bên cạnh đó 1A31 "Ruta" có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết và hỗ trợ dẫn bắn chính xác hơn so với một số dòng tên lửa chống tăng dẫn đường.