Điều gì đang chờ đợi F-16?

GD&TĐ - Chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất có thể sớm ra mắt trong Không quân Ukraine, nhưng chúng sẽ tồn tại được bao lâu?

Tiêm kích F-16 được Ukraine coi là vũ khí kỳ diệu trong cuộc đối đầu với Không quân Nga.
Tiêm kích F-16 được Ukraine coi là vũ khí kỳ diệu trong cuộc đối đầu với Không quân Nga.

Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy đã cam kết chuyển giao hơn 60 máy bay chiến đấu F-16 mẫu đầu tiên cho Ukraine. Việc chuyển giao không được thực hiện trước mùa xuân.

Phát ngôn viên Lực lượng Không quân Ukraine, Yury Ignat, đã tuyên bố hồi cuối tháng 12/2023 rằng các máy bay chiến đấu F-16 sẽ đến Kiev sau khi cơ sở hạ tầng và phi hành đoàn đã được chuẩn bị và sẵn sàng.

Tuy nhiên, ông Ignat tuyên bố hồi đầu tháng 1 rằng Kiev không có thông tin mới cụ thể về thời điểm hoàn thành việc đào tạo phi công Ukraine lái máy bay F-16 cũng như về việc chuyển giao máy bay cho Ukraine.

Cải thiện tiếng Anh

Mặc dù vậy, tạp chí Newsweek của Mỹ cho biết, lô F-16 đầu tiên "rất có thể" đã được chuyển giao cho Ukraine, mặc dù các đồng minh của Kiev chưa chính thức tiết lộ bất cứ điều gì.

Daniel Rice, cựu cố vấn đặc biệt của Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhny, giải thích: "Phương Tây luôn giữ bí mật về việc chuyển giao vũ khí cho Kiev", bà Rice nói, đồng thời nhắc đến việc Anh và Pháp bí mật chuyển giao tên lửa hành trình Storm Shadow và SCALP cho nước này.

Tuy nhiên, những vũ khí đó không giúp Ukraine giành được thắng lợi trên chiến trường. Trong năm qua, họ đã mất kiểm soát Artemovsk (Bakhmut), Soledar, Maryinka, Opytnoye và một số khu định cư nhỏ hơn. Kiev liên hệ những thất bại của mình một phần với sức mạnh không quân của Nga, vốn là không có đối thủ.

Các phi công Ukraine hiện đang được đào tạo tại một số trung tâm ở các nước NATO. Nhóm sáu sĩ quan không quân đầu tiên được cho là đã hoàn thành khóa học kéo dài 5 tháng, bao gồm rèn luyện thể chất, học tiếng Anh và nắm vững kiến ​​thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bay chiến đấu.

Theo Bộ Quốc phòng Anh, hiện họ đã tới Đan Mạch để huấn luyện bay. Mười phi công khác đã đến Anh để thay thế họ. Quá trình đào tạo được cho là đang diễn ra chậm chạp.

Hồi tháng 8/2023, Tổng thống Ukraine, ông Zelensky nói rằng ông đã nhận được sự đồng ý từ những người ủng hộ phương Tây để bắt đầu chương trình ngay lập tức, nhưng trong số 32 phi công được chọn đầu tiên, chỉ có 8 người có trình độ tiếng Anh khá và số còn lại phải tham gia một khóa học ngôn ngữ.

Tấn công tầm xa

Lực lượng vũ trang Ukraine có lý do để muốn có F-16 - loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 được sản xuất hàng loạt nhiều nhất. Hơn 4.600 chiếc với nhiều sửa đổi khác nhau đã được chế tạo kể từ năm 1978.

Chúng đang phục vụ ở 25 quốc gia và có thể sử dụng gần như toàn bộ loại vũ khí hàng không chiến thuật chuẩn NATO.

Các nhà lãnh đạo quân sự Ukraine đặt hy vọng đặc biệt vào tên lửa hành trình JASSM (tên lửa hành trình không đối đất chung). AGM-158 JASSM là vũ khí chính xác do Lockheed Martin phát triển và được Không quân Mỹ trang bị vào năm 1986.

Vũ khí này được thiết kế để tấn công các mục tiêu cố định quan trọng, được bảo vệ chặt chẽ trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm từ khoảng cách phóng vượt quá tầm phòng không của đối phương.

Phạm vi của nó là 370 km, và ở phiên bản AGM-158B JASSM-ER, nó có thể đạt tới 1000 km. Tên lửa được trang bị một đầu đạn xuyên thấu đơn nhất nặng 450 kg.

Vỏ tên lửa hoàn toàn được làm bằng sợi carbon, làm giảm tầm nhìn của radar. Nó có thể bay sát mặt đất, bám sát địa hình trong phần lớn hành trình tới mục tiêu. Đây là mối đe dọa đáng kể, giúp Kiev có khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, chủ yếu nhắm vào các sân bay.

Cùng với đó, F-16 cũng chiếm ưu thế trên không với nhiều loại tên lửa không đối không, trong đó có AIM-120D có tầm bắn tới 160 km. Loại vũ khí này có thể so sánh với R-77M của Nga.

Niềm tin vào 'vũ khí kỳ diệu'

Triển khai F-16 ở Ukraine trong một cuộc chiến có tính rủi ro cao, nhưng nếu máy bay chiến đấu và phi công Ukraine hoạt động tốt, Kiev sẽ tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ phương Tây.

Nhưng nếu tên lửa Nga bắt đầu bắn hạ máy bay do Mỹ sản xuất, đó có thể là giọt nước tràn ly cuối cùng đối với Washington và tổ hợp công nghiệp-quân sự của nước này. F-16 là một mặt hàng thành công về mặt thương mại và Lầu Năm Góc đánh giá cao danh tiếng của nó.

Chuyên gia quân sự Nga Ivan Konovalov đã nói về tiêm kích F-16 rằng đó là "một cỗ máy rất đắt tiền".

"Bảo dưỡng phi đội 5 chiếc F-16 tiêu tốn khoảng 20 triệu USD mỗi năm. Phương Tây có thể cung cấp bao nhiêu chiếc máy bay này? Liệu họ có cung cấp tiền để duy trì khả năng hoạt động của toàn bộ phi đội F-16 hay đây là gánh nặng mới đối với Kiev?", Konovalov nói.

Một vấn đề là máy bay Ukraine đang nhận là dòng F-16A/B nguyên bản, được chế tạo từ cuối những năm 1970 cho đến giữa những năm 80. Trong khi những chiếc F-16A/B sau này đã được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, so với mẫu E/F mới nhất - và các máy bay chiến đấu phản lực của Nga - các radar tìm kiếm và theo dõi của F-16A/B đã lỗi thời.

Ví dụ, những chiếc F-16 của Không quân Hà Lan được trang bị radar APG-66V2 đã lỗi thời, chỉ có khả năng theo dõi một vài mục tiêu cùng một lúc, trong khi radar APG-83 mới hơn có thể xử lý hàng chục mục tiêu.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc không chiến chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng bay. Các phi công Ukraine sẽ phải chứng minh trên thực tế rằng một phi công chiến đấu kiểu phương Tây có thể được đào tạo trong vài tháng đủ khả năng giành chiến thắng.

Và đối thủ của họ sẽ là phi công trên các máy bay Su-30SM và Su-35S tiên tiến hơn của Nga, những phi đội đã ghi được nhiều chiến thắng trên không kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột.

Clip pháo tự hành Msta-S Nga tấn công lực lượng Ukraine hôm 3/1.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.