Điều cha mẹ cần làm thay vì la mắng con cái

GD&TĐ - Có nghiên cứu chứng minh quát mắng có hậu quả tương tự lên trẻ như một hình phạt về thân thể.

Quát mắng phá vỡ sự kết nối của cha mẹ với con trẻ (hình minh họa).
Quát mắng phá vỡ sự kết nối của cha mẹ với con trẻ (hình minh họa).

Các công trình nghiên cứu khác rút ra rằng bạo hành ngôn từ và bị mắng thường xuyên thậm chí có thể làm thay đổi cách bộ não trẻ phát triển.

Quát mắng phá vỡ sự kết nối của cha mẹ với con trẻ và đặt mối quan hệ này vào tình trạng tồi tệ. Khi bị quát mắng, trẻ sẽ xem bố mẹ như mối đe dọa, cảm thấy lo lắng, không có giá trị và không muốn tương tác. Bởi chúng sẽ cảm thấy cha mẹ không muốn tương tác, không yêu thương, không muốn gần gũi, từ đó nảy sinh ý thức muốn phòng thủ.

Vì vậy, trước khi để điều đáng tiếc xảy ra, hãy tham khảo gợi ý sau đây để việc nuôi dạy con cái được tốt hơn.

Nghĩ đến hậu quả trước khi định quát mắng

Hậu quả đầu tiên là ảnh hưởng tới sự phát triển và hình thành tính cách của trẻ, não trẻ sẽ hình thành phản xạ tiêu cực, càng tỏ ra chống đối hung hăng, hét lại hoặc phớt lờ lời cha mẹ nói. 

Ngoài ra, bộ não của trẻ còn khá non nớt và rất dễ bị kích động. Thói quen bị quát mắng khi phạm lỗi sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác buồn chán, xấu hổ, tự ti khi làm bất cứ việc gì và không có sự cố gắng.

Ngồi xuống ngang với con và giao tiếp bằng mắt

Hãy tưởng tượng ai đó có kích thước gấp hai hoặc ba lần kích thước của bạn n trong khi hét về phía bạn. Thật đáng sợ! Khi đó bạn chắc chắn muốn nhìn đi chỗ khác. Thay vào đó, hãy hạ mình xuống ngang tầm với con và nhìn thẳng vào mắt chúng khi bạn nói chuyện.

Thêm một cái chạm nhẹ nhàng, chẳng hạn như nắm tay hoặc đặt tay bạn lên vai con, cũng có thể thu hút sự chú ý của con khi bạn kết nối với chúng.

Im lặng

Trẻ em mong đợi một phản ứng để xem cha mẹ sẽ phản ứng thế nào với hành vi của chúng. Thay vì la mắng, hãy thử im lặng một khoảng thời gian.

Im lặng và tĩnh lặng trong một khoảnh khắc hỗn loạn hoàn toàn có thể thay đổi cơ bản của một tình huống. Con của bạn sẽ thắc mắc tại sao bạn không phản ứng theo cách mà chúng cho rằng bạn sẽ làm và thì đấy - bạn lúc này đã làm cho con chú ý.

Im lặng cũng là một sự phản ứng có tác động mạnh khiến trẻ tự đánh giá lại hành vi của mình.

Đi bộ ra xa trong vài phút

Đôi khi, bạn chỉ cần bỏ đi. Nếu con bạn không rơi vào tình huống nguy hiểm và bạn có thể tự tin để con bạn yên trong một hoặc hai phút, hãy làm điều đó! Trước khi bạn phản ứng hoặc thất vọng, hãy tránh xa và cho phép bản thân bình tĩnh lại trước khi quay trở lại tình trạng hỗn loạn.

Là người lớn, cảm xúc của chúng ta đủ bình tĩnh để quay lại tương tác với con cái.

Chuyển hướng

Nếu những gì con bạn đang làm không nhất thiết phải bị trừng phạt hoặc không quá trọng đại, thì tốt nhất bạn nên phớt lờ và chuyển hướng chúng đến điều gì đó tích cực.

Nếu đó là việc nghiêm trọng thì cũng không dạy con lý lẽ đúng khi đang nóng giận. Trong lúc này, việc dạy bảo trẻ sẽ không hiệu quả. Hãy chờ tới lúc bình tĩnh và giải thích cho trẻ hiểu về hành vi, cảm nhận của cha mẹ về hành động đó để cùng điều chỉnh.

Hãy thẳng thắn nói chuyện và cùng con tìm ra giải pháp để tình trạng này không lặp lại nữa. Chắc chắn trẻ cũng sẽ nhìn vào thái độ hòa giải tích cực từ cha mẹ và cùng cải thiện.

Theo allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ