“Đó là ba bước để tiếp tục hành động quân sự” - ông Peskov cho biết hôm 13/12.
Tổng thống Zelensky đã vạch ra biện pháp cho các thành viên của câu lạc bộ các quốc gia G7 trong một bài phát biểu trực tuyến hôm 12/12. Trong đó bao gồm gửi cho Ukraine nhiều vũ khí tiên tiến hơn, chẳng hạn như xe tăng và tên lửa tầm xa, cung cấp thêm 2 tỷ mét khối khí đốt để vượt qua mùa đông và sử dụng ngoại giao để giúp Kiev đạt được mục tiêu trong cuộc xung đột với Nga.
Phần sau trong bài phát biểu của ông Zelensky đề cập đến “công thức hòa bình”, gồm 10 bước ông Zelensky đã giải thích trong một bài phát biểu trực tuyến trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 ở Indonesia tháng trước. Trong đó yêu cầu Nga phải đáp ứng một số yêu cầu của Ukraine, bao gồm việc từ bỏ tất cả các vùng đất mà Kiev coi là thuộc chủ quyền của mình.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vào thời điểm đó cho biết bài phát biểu của ông Zelensky trước G20 “hiếu chiến” và chỉ đơn giản xác nhận rằng Kiev không có ý định nối lại các cuộc đàm phán hòa bình.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden là người đã cam kết hỗ trợ Ukraine chừng nào còn cần thiết để đánh bại Nga trên chiến trường. Ông hoan nghênh “sự cởi mở trong tuyên bố của ông Zelensky đối với một nền hòa bình công bằng dựa trên các nguyên tắc cơ bản được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc” - theo một tuyên bố được Nhà Trắng đưa ra hôm 13/12.
Hôm 12/12, ông Peskov nói rằng Kiev nên tuân thủ "thực tế mới" và tính đến việc Nga sáp nhập một số vùng lãnh thổ sau các cuộc trưng cầu dân ý. Bốn khu vực cũ của Ukraine đã bỏ phiếu để gia nhập Nga vào mùa thu này, và Crimea đã làm điều tương tự vào năm 2014 sau một cuộc đảo chính ở Kiev.
Moscow đã nhiều lần cảnh báo rằng việc bơm vũ khí của phương Tây vào Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột chứ không thể thay đổi kết quả.