Điện Biên: Xác minh nguyên nhân hàng chục tấn cá chết tại hồ Hồng Khếnh

GD&TĐ - Một chủ lồng cá ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đang đứng trước nguy cơ “trắng tay” vì bỗng dưng cá lồng chết, nổi trắng mặt hồ. Ước có khoảng từ 10 - 30 tấn cá chết.

Cá trên hồ Hồng Khếnh chết bất thường
Cá trên hồ Hồng Khếnh chết bất thường

Ông Lường Văn Tọ - Chủ tịch UBND xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên xác nhận: Hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra tại hồ Hồng Khếnh, xã Thanh Hưng. Trên mặt hồ này chỉ có gia đình ông Phạm Văn Mừng (trú tại xã Thanh Hưng) đầu tư nuôi cá. Ông Mừng có tổng số khoảng 70 lồng cá các loại, với nhiều loài cá nuôi như: Cá lăng, cá trắm, rô phi đơn tính, chép… Mấy hôm gần đây, kiểm tra ao, gia đình ông Mường phát hiện cá nổi nhiều trên mặt nước rồi tự chết. Theo dự ước, đã có hàng chục tấn cá chết, nổi trắng xóa mặt hồ.

Nhiều loại cá như: Lăng, trắm, rô phi và chép đều chết nổi trắng mặt hồ
Nhiều loại cá như: Lăng, trắm, rô phi và chép đều chết nổi trắng mặt hồ

“Hôm qua gia đình đã vớt lên, thấy bảo khoảng chục tấn cá rồi. Nếu vớt hết cũng rơi vào tầm 30 tấn. Gia đình họ đầu tư cũng nhiều đấy. Theo tính toán, nếu cá đạt đủ cân nặng, xuất bán thì tổng trọng lượng cũng lên đến khoảng 60 tấn. Hồi 2016, gia đình ông Mừng cũng có 1 đợt cá bị chết rét với hàng chục tấn cá rồi. Lần này nguy cơ “trắng tay” và phá sản là cao lắm”, ông Lường Văn Tọ chia sẻ.

Theo nguồn tin mà chúng tôi có được, hôm qua (21/10), cơ quan chức năng cũng đã xuống kiểm tra hiện trạng. Nguyên nhân ban đầu được xác định cá chết là do thiếu oxy. “Bảo thiếu oxy thì gia đình người ta biết thế. Nhưng cũng khó vì cả cái hồ lớn như thế, bảo thiếu oxy thì cũng khó”, một người dân cho biết.

Theo ông Lường Văn Tọ, chiều nay 22/10, Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng sẽ đi thực tế để kiểm tra, xác minh nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt trên hồ Hồng Khếnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...