Điện Biên: “Lời tố cáo” từ… cây cột điện

GD&TĐ - Lần theo đơn thư của công dân ở phường Nam Thanh, TP Điện Biên Phủ, chúng tôi nhận thấy câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc lấn chiếm “đất công” của gia đình ông Bùi Châu Tuấn - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Đằng sau sự việc, còn đang lộ rõ nhiều “lỗ hổng” trong công tác quản lý đất đai ở địa phương này.

Vợ chồng ông Bùi Châu Tuấn lý giải với phóng viên về vị trí lô đất gia đình sở hữu Ảnh: Ngọc Diệp
Vợ chồng ông Bùi Châu Tuấn lý giải với phóng viên về vị trí lô đất gia đình sở hữu Ảnh: Ngọc Diệp

Đất ở “biến dạng” bất thường!

Theo nội dung đơn thư của ông Trần Việt Hùng, trú tại số nhà 70, tổ 2, phường Nam Thanh, người đại diện cho các hộ gia đình thuộc khu đất “nhà ông Dậu”, thì gia đình ông Bùi Châu Tuấn về sinh sống tại đây từ năm 2002. Từ đó đến thời điểm năm 2015, một cây cột điện được các hộ dân ở đây sử dụng, có vị trí phía bên ven đường, ngoài phần đất gia đình ông Tuấn sở hữu.

Đến đầu năm 2016, gia đình ông Tuấn có nhu cầu nâng cấp cổng nhà, bất ngờ cột điện trên bị “lọt thỏm” sau trụ cổng, nằm gọn trong phần đất của gia đình ông Tuấn, khiến cho 7 hộ gia đình ở khu đất “nhà ông Dậu” hết sức bất bình. Xung đột lên đến đỉnh điểm khi cuối tháng 11/2018, sự cố ngoài mong muốn đã xảy ra, cột điện bị gãy nghiêng, rồi được người ta di chuyển ra khỏi phần đất của nhà ông Tuấn trong sự phản đối kịch liệt từ phía các hộ dân. Theo phản ánh thì gia đình ông Tuấn đã “lấn chiếm” ra phần đất của đường đi chung khoảng 1,5m.

Sự việc trên đã được trình báo lên chính quyền các cấp. Đến chiều 28/11/2018, đại diện chính quyền phường Nam Thanh và TP Điện Biên Phủ đã đến thực địa để xác minh, tìm hướng xử lý, song sự việc chưa được giải quyết dứt điểm. Trước đó, trong lúc đợi chính quyền có mặt, giữa ông Tuấn và ông Hùng đã không giữ được bình tĩnh, lời qua tiếng lại dẫn đến tranh cãi gay gắt. Thậm chí, hai bên còn hăm dọa, thách thức nhau, nguy cơ xảy ra xung đột cao.

Xác nhận sự việc, ông Bùi Châu Tuấn cho rằng, bản thân vì chịu “sức ép” từ phía các hộ gia đình lân cận trong sự việc trên nên đã có những phút nóng nảy, thiếu kiểm soát.

Làm việc với Báo GD&TĐ, bà Ngô Thị Vân (vợ ông Bùi Châu Tuấn) cho rằng, phần đất mà gia đình xây cổng (bao gồm cả 1,5m bị phản ánh là lấn chiếm) đều thuộc diện tích đất của gia đình. Để minh chứng cho quan điểm nêu trên, bà Vân có cung cấp cho phóng viên tờ bản đồ số F-48-87(313-e) thị trấn Mường Thanh với tỷ lệ 1:2.000 do Sở Địa chính tỉnh Lai Châu ký duyệt tháng 8/1997. Tuy nhiên, trên bản đồ trên cũng không thể hiện gì nhiều cho quan điểm trên.

Còn ông Bùi Châu Tuấn thì ấp úng: “Xác nhận của Nhà nước, con đường hình thành từ những năm 1970, nhưng năm 1994 lại đo lại, giấy tờ kí của các gia đình xác nhận con đường này. Còn cột điện thì ở ngoài đường. Bây giờ làm đường, làm sá hết rồi. Người ta thi công qua đây, làm gãy cái cột đi, nên mới chuyển cột ra ngoài”.

Sau sửa chữa, nâng cấp, cột điện chung đã “lọt thỏm” vào phía sau trụ cổng nhà ông Bùi Châu Tuấn Ảnh: Ngọc Diệp
  • Sau sửa chữa, nâng cấp, cột điện chung đã “lọt thỏm” vào phía sau trụ cổng nhà ông Bùi Châu Tuấn Ảnh: Ngọc Diệp

Hé lộ sai phạm trong quản lý đất

Ông Đào Văn Nhạn, một trong số những người đầu tiên chôn cột điện gây tranh cãi kia thì khăng khăng rằng, chính gia đình ông Tuấn đã lấn chiếm đất trên đường đi chung. “Ngõ này của bố chú Sỹ ở từ thời những năm 60 cơ. Thế còn nhà Vân, Tuấn đây mới về, mua đất ở giờ lấn ra. Vừa rồi giải tỏa đường họ xây cổng, lấn ra khoảng 1,8m, vệt vẫn còn đấy. Trước là cái hàng rào găng, tôi chôn cột điện cách tường rào khoảng 40cm. Giờ cả 2 cột cổng mới lấn ra, chỗ đấy khoảng gần 10m2”, ông Nhạn gay gắt.

Đồng quan điểm với ông Nhạn, ông Trương Hồng Cam, người chủ sở hữu cả khu đất từ những năm 1960 (sau này một phần đất vườn được nhượng lại cho ông Tuấn) cũng khẳng định thông tin ông Nhạn nói là hoàn toàn chính xác.

Qua điều tra của phóng viên, ông Trần Việt Hùng sở hữu thửa đất số 58 trên tờ bản đồ địa chính 03 với diện tích: 155,9m2. Số diện tích trên được sử dụng làm đường đi chung cho 7 hộ gia đình. Khi TP Điện Biên Phủ thực hiện dự án cải tạo suối Hồng Líu thì 90,5m2 đã bị thu hồi. Diện tích còn lại vẫn sử dụng làm đường đi. Ngày 15/2/2019, ông Hùng có đơn trình lên UBND phường Nam Thanh để xin được xây tường trên một phần của khu đất này, bờ tường chạy dọc theo hướng trước mặt nhà ông Tuấn. Và đương nhiên, việc xây tường sẽ không được gia đình ông Tuấn đồng thuận vì cho rằng, đó là hành động gây khó khăn cho gia đình ông.

Cũng chính từ việc tranh cãi xung quanh việc lấn chiếm phần đất trên ngõ đi chung, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, việc sang nhượng đất vườn giữa ông Trương Hồng Cam (90 tuổi) với ông Bùi Châu Tuấn đang có nhiều uẩn khúc. Bởi chẳng phải ngẫu nhiên mà năm 2002 ông Cam bán 300m2 đất vườn cho ông Bùi Châu Tuấn, nhưng ông Tuấn lại có hợp đồng đất ở. Điều đặc biệt hơn là sau 16 năm bán đất, mới đây ông Cam bất ngờ nhận được công văn về việc truy thu nghĩa vụ tài chính, số tiền ông Cam phải nộp là 673 triệu đồng. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.